(vhds.baothanhhoa.vn) - Làng nghề mộc Hoằng Đạt (Hoằng Hoá) được công nhận năm 2014. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng làng nghề vẫn luôn gìn giữ và phát triển gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây từ bao đời. Bằng sự cần mẫn, khéo léo và sự đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, những người thợ đã tạo ra những sản phẩm tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ khá và giàu trong xã ngày càng tăng lên.

Sức sống mới ở làng nghề mộc truyền thống Hoằng Đạt

Làng nghề mộc Hoằng Đạt (Hoằng Hoá) được công nhận năm 2014. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng làng nghề vẫn luôn gìn giữ và phát triển gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây từ bao đời. Bằng sự cần mẫn, khéo léo và sự đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, những người thợ đã tạo ra những sản phẩm tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ khá và giàu trong xã ngày càng tăng lên.

Sức sống mới ở làng nghề mộc truyền thống Hoằng Đạt

Nghề mộc Hoằng Đạt tạo việc làm ổn định cho người lao động địa phương từ 10-15 triệu đồng/người/ tháng.

Nếu như trước đây, hầu như các hộ chủ yếu làm thủ công, máy móc thô sơ bán tự động khiến hiệu quả lao động không cao, tốn nhiều nhân lực và mất nhiều thời gian, công sức. Thì đến nay, người dân làng nghề mộc ở Hoằng Đạt đang dần áp dụng máy móc tiên tiến hiện đại, tiết kiệm được chi phí, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường.

Dẫn chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất của gia đình anh Nguyễn Tiến Phong, ở thôn Hạ Vũ 1, anh chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề mộc từ đời ông cha truyền lại. Ban đầu với phương thức sản xuất theo lối truyền thống, chủ yếu bằng tay nên rất cầu kỳ từ đường nét chạm khắc đến hoa văn… được làm thủ công gần như hoàn toàn. Vì vậy, đòi hỏi phải có nhiều lao động mới có thể đảm nhiệm được các phần việc, có những thời điểm gia đình phải thuê 10-13 lao động để làm đảm bảo sản phẩm cho đơn đặt hàng.

Nhận thấy cần phải thay đổi và đầu tư máy móc áp dụng công nghệ vào sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, năm 2002 anh Phong đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại trị giá hơn 1 tỷ đồng như: máy cắt, máy đục, chạm khắc tự động lập trình vi tính… đã giúp gia đình anh giảm số lượng lao động xuống còn 6-7 lao động thường xuyên, bên cạnh đó tiết kiệm được thời gian, chi phí, sản phẩm mẫu mã lại bền đẹp, phong phú.

Sức sống mới ở làng nghề mộc truyền thống Hoằng Đạt

Cơ sở của anh Nguyễn Tiến Phong đã được đầu tư máy móc công nghệ hiện đại để tăng năng suất.

Anh Phong chia sẻ thêm, gia đình anh sản xuất chế tác các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ bàn ghế, đồ thờ, nhà gỗ cổ truyền… Nếu như trước kia sản xuất theo lối truyền thống để làm ra một sản phẩm theo đơn đặt hàng đòi hỏi một thợ đục phải lành nghề, thời gian có khi phải mất cả tháng mới có thể hoàn thiện được sản phẩm, thì nay với máy đục tự động được lập trình sẵn, thời gian hoàn thiện sản phẩm được rút ngắn chỉ còn vài giờ đồng hồ. Việc áp dụng công nghệ đã tiết kiệm nhiều khoản chi phí, mặt khác còn tạo năng suất cao hơn, đảm bảo chất lượng, mẫu mã phong phú. Các sản phẩm của gia đình được xuất bán theo đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh, trừ chi phí gia đình anh có lãi khoảng 700 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn tạo được công ăn việc làm cho 6-7 lao động thường xuyên với thu nhập từ 10-15 triệu đồng/người/ tháng.

Ông Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch xã cho biết: "Hiện làng nghề mộc Hoằng Đạt có tổng số hơn 100 hộ với 450 lao động gắn bó với nghề mộc truyền thống từ nhiều đời nay. Để duy trì và bảo tồn, phát triển làng nghề mộc, chúng tôi hiểu được giá trị truyền thống ông cha để lại. Do đó cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể luôn quan tâm, tuyên truyền cho mỗi người thợ, nhất là với thế hệ trẻ đang nối nghề phải luôn biết dựa trên nét truyền thống của ông cha để lại. Mặt khác không ngừng học hỏi những mẫu mã, kỹ thuật mới để phù hợp với thị trường.

Sức sống mới ở làng nghề mộc truyền thống Hoằng Đạt

Các mẫu mã qua bàn tay của người thợ đã cho ra nhiều sản phẩm đa dạng.

Giờ đây, Hoằng Đạt đã và đang lưu giữ, bảo tồn những giá trị của nghề làm mộc truyền thống, được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến. Điều đáng nói các hộ dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đa dạng chủng loại, mẫu mã, tiết kiệm chi phí, nhân công… tạo được mức thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó giúp kinh tế của xã phát triển. Trung bình mỗi năm làng nghề mộc Hoằng Đạt sản xuất được hàng triệu sản phẩm, tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu bình quân ước đạt 40 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 450 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/ tháng.

Có thể khẳng định, sức sống mới của làng nghề mộc truyền thống đã và đang làm đổi thay diện mạo ở xã Hoằng Đạt. Để phát huy giá trị truyền thống của ông cha để lại, không chỉ bằng bàn tay, khối óc mà còn bằng cả tình yêu, sự đam mê, lòng tâm huyết với nghề của người dân nơi đây. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, làng nghề mộc Hoằng Đạt và những người thợ tài hoa luôn phát huy được những giá trị nghệ thuật, đưa nghề mộc ngày một vươn xa.

Bảo Thanh


Bảo Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]