(vhds.baothanhhoa.vn) - Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung cho thị trường những tháng cuối năm, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhiều giải pháp quyết liệt.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung cho thị trường những tháng cuối năm, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần nhiều giải pháp quyết liệt.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Thanh Hóa đang đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Thời gian qua ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi khi liên tiếp xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; giá các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tăng cao; dịch bệnh COVID-19 khiến thị trường tiêu thụ bị bó hẹp…

Năm 2021 ngành chăn nuôi Thanh Hóa phải ứng phó với các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn Châu Phi… Theo thống kê chưa đầy đủ của Ngành Nông nghiệp, Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, xuất hiện lần đầu vào tháng 2-2021, trước khi cơ bản được khống chế vào tháng 8-2021, dịch đã lây lan ra 25 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, làm trên 7.640 con trâu bò mắc bệnh, trong đó có trên 2.000 con phải tiêu hủy. Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và đến nay đã lây lan ra 12 huyện, thị xã, khiến buộc phải tiêu hủy gần 4.000 con lợn với tổng trọng lượng trên 283 tấn. Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn phát sinh rải rác ở một số địa phương trong tỉnh.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi phải thường xuyên phun tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

Mặc dù hiện nay các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, trong thời gian tới khả năng phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu bò... rất cao do chuyển mùa và hoạt động vận chuyển, tái đàn gia tăng để phục vụ Tết Nguyên đán. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đồng thời tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chủ động khống chế hiệu quả dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Là huyện có nhiều trang trại, gia trại và ngành chăn nuôi tương đối phát triển, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống Nguyễn Thị Tình cho biết: Huyện Nông Cống đang ưu tiên nguồn lực phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ thống kê tổng đàn, tái đàn, giết mổ, tiêu độc khử trùng, kiểm soát nguồn con giống, giết mổ trên đàn gia súc gia cầm…

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp hạn chế dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Sơn Thiều Thị Dung cho biết: Địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cần, chú trọng dự trữ đủ lượng hóa chất, vắc xin cần thiết, kịp thời xuất cấp để khống chế nhanh khi có dịch bệnh phát sinh; chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người và phòng, chống dịch bệnh động vật; thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, nhất là giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan rộng; tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ, tăng cường kiểm soát tái đàn, sử dụng ngay con giống tại địa phương… là những giải pháp huyện Đông Sơn áp dụng giúp bảo vệ đàn lợn của địa phương đến hiện tại không bị dịch tả lợn Châu Phi.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc gia cầm lớn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc gia cầm lớn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, đàn lợn chiếm 63%, trâu bò 95%, gia cầm 87%, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh còn hạn chế. Từ nay đến đầu năm 2022 là thời điểm các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm tăng mạnh để phục vụ nhu cầu thực phẩm của Nhân dân trong dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán. Do đó, bên cạnh việc tăng cường quản lý, giám sát, hướng dẫn của cơ quan chức năng thì người chăn nuôi cần phát huy tính chủ động trong phòng, chống dịch; Áp dụng nghiêm những biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là vệ sinh tốt chuồng trại, nơi chăn thả gia súc, gia cầm tập trung; khi tái đàn con giống nên mua tại những cơ sở có uy tín, rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]