(vhds.baothanhhoa.vn) - Làng Bồng thượng hay còn có tên gọi là Biện Thượng, làng Báo, nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc. Làng nằm dọc bên bờ sông Mã hiền hòa, vốn là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời của xứ Thanh. Mỗi dịp tết đến, xuân về, con cháu làng Biện Thượng từ mọi miền đất nước lại trở về lại sum vầy bên bữa cơm tất niên, gắn kết yêu thương.

Tết ở làng cổ Biện Thượng

Làng Bồng thượng hay còn có tên gọi là Biện Thượng, làng Báo, nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc. Làng nằm dọc bên bờ sông Mã hiền hòa, vốn là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời của xứ Thanh. Mỗi dịp tết đến, xuân về, con cháu làng Biện Thượng từ mọi miền đất nước lại trở về lại sum vầy bên bữa cơm tất niên, gắn kết yêu thương.

Tết ở làng cổ Biện Thượng

Lễ hội rước nước trên sông Mã ở làng cổ Biện Thượng.

Nhắc tới ngôi làng cổ Biện Thượng bên dòng Mã giang, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới vùng đất địa linh, nhân kiệt - nơi sinh của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm, có Phủ Trịnh nơi thờ Chúa Trịnh Kiểm và 11 vị chúa (di tích lịch sử cấp Quốc gia) từ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng đến Án Đô Vương Trịnh Bồng.

Ngày nay, làng Biện Thượng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Ngoài di tích phủ Chúa được công nhận di tích cấp Quốc gia, thì làng còn 2 di tích cấp Quốc gia khác là Di tích Đền thờ Quận công Hoàng Đình Ái và Nghè Vẹt.

Song cùng với diện mạo nông thôn mới, Nhân dân làng Biện Thượng vẫn còn giữ thói quen đi lễ phủ, lễ nghè, lễ chùa mỗi dịp tết đến, xuân về. Xuân về cũng đồng nghĩa với sự tất bật chuẩn bị cho những ngày tết, những lễ hội như giỗ Chúa Trịnh Kiểm (18-2 âm lịch), lễ hội rước nước chùa phủ Báo Ân từ ngày (27 đến 29-2 âm lịch) hằng năm.

Tết ở làng cổ Biện Thượng

Nghi thức tế lễ dịp mùng 1 tết ở di tích cấp Quốc gia Đền thờ Quận công Hoàng Đình Ái.

Xã Vĩnh Hùng ngày nay đã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đời sống bà con làng Biện Thượng được nâng lên rõ rệt, hạ tầng kinh tế, giao thông không ngừng đổi thay… Song khi nhắc lại chuyện xưa, trong ký ức con cháu Biện Thượng bao đời nay hãy còn nhớ rõ thú trẩy hội chợ quê, chợ Bồng nằm bên dải đất bồi phù sa của dòng sông Mã.

Từ 20 tháng chạp trở đi, thương lái các vùng khác lại đổ xô mang hàng hóa về chợ Bồng để mua bán. Người mạn trên các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy gồng gánh hàng hóa xuống chợ Bồng; thương lái vùng Thiệu Hóa, Yên Định lên bè, mảng vượt sông Mã cập bến đò Hoành sang chợ, nhộn nhịp, đông vui…

Chợ Bồng thời bấy giờ được xem là ngôi chợ rộng lớn nhất vùng, 5 xã miền xuôi của huyện Vĩnh Lộc có duy một chợ. Chợ họp chính phiên 5 ngày 1 lần vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 hàng tháng, nhưng từ những ngày 25 tết âm lịch trở đi, chợ họp liên tục. Chợ bán đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Con cháu xa quê trở về không ai là không trẩy hội chợ mua sắm. Cũng bởi vậy, chợ tết ngày xưa cũng là nơi để bạn bè, anh em xa nhau lâu ngày gặp mặt, là nơi hẹn hò của nhiều đôi lứa.

Tết ở làng cổ Biện Thượng

Nét cổ kính còn lưu giữ ở Đền thờ Quận công Hoàng Đình Ái.

Cùng với sự phát triển, xây dựng nông thôn mới, ngày nay mỗi xã gần như có 1 chợ kinh doanh, buôn bán riêng, chợ Bồng không con nữa. Nhưng hễ ai sinh ra, lớn lên ở vùng Biện Thượng, ngày tết về quê hỏi đến chợ Bồng nhiều người vẫn còn vẹn nguyên ký ức.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, thả cá Chép ra sông Mã, bà con làng Biện Thượng bắt đầu dựng cây nêu đón tết. Đêm giao thừa, mọi nhà trong làng đều mở cửa đón xuân, mùi hương trầm thơm phức lan tỏa khắp làng trên, xóm dưới. Trên ban thờ bày biện mâm cơm thịnh soạng cúng đêm giao thừa.

Tiếng kẻng thôn xóm vang lên nhiều nhà trong làng bắt đầu đi chúc tết, lên chùa Báo Ân hái lộc xuân thâu đêm suốt sáng. Cũng như nhiều vùng đất khác, theo quan niệm của làng, giao thừa là thời khắc thiêng liêng, đi hái lộc, chúc tết lúc này sẽ có một năm vẹn toàn, may mắn.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]