(vhds.baothanhhoa.vn) - Tết cổ truyền của người Việt Nam là tết đoàn viên bên gia đình người thân, dịp để những người con xa xứ có dịp trở về thăm quê hương sau những ngày xa cách. 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà những chuyến về quê của nhiều người đã bị tạm hoãn. Dù không về quê nhưng nhiều người vẫn có cảm giác như đang được ở gần người thân.

Tết xa cũng lại hóa gần

Tết cổ truyền của người Việt Nam là tết đoàn viên bên gia đình người thân, dịp để những người con xa xứ có dịp trở về thăm quê hương sau những ngày xa cách. 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà những chuyến về quê của nhiều người đã bị tạm hoãn. Dù không về quê nhưng nhiều người vẫn có cảm giác như đang được ở gần người thân.

Tết xa cũng lại hóa gần

Do dịch COVID-19, những ngày giáp tết Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đông đúc người đi gửi quà, thực phẩm cho người thân không về quê ăn tết.

Bưu điện tỉnh Thanh Hóa những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tấp nập người ra vào, đa số là những người đi gửi quà, thực phẩm cho người thân không thể về quê do dịch bệnh phức tạp. Cô Hòa ở phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) đi gửi hàng cho đứa con trai đang làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Năm nay dịch bệnh phức tạp quá nên cô khuyên con ở lại không về nhà, vừa đảm bảo an toàn cho chính bản thân con và người thân, vừa góp phần vào việc phòng, chống dịch cho quê hương. Ở khu trọ của nó cũng có nhiều người chọn ở lại nên cũng đỡ tủi thân khi xa nhà vào tết đoàn viên. Cô gửi cho nó 2 kg thịt bò khô, vài bịch bánh nhãn, ít thực phẩm đặc sản quê mình để mấy đứa ăn tết cho đỡ nhớ nhà”.

Dịp tết là thời điểm lượng hàng hóa cần vận chuyển gia tăng hơn rất nhiều so với ngày thường. Theo ghi nhận từ các công ty vận tải thì vào dịp tết đa số các đơn hàng được gửi đi với mục đích để tặng quà cho người thân, khách hàng.

Đối với các công ty vận chuyển hàng hóa, mặc dù gặp khó khăn do khối lượng đơn hàng rất lớn nhưng vẫn phải đảm bảo những món quà tết đến tay người nhận đúng thời gian, thường là trước tết, để món quà được trọn vẹn ý nghĩa.

Chị Đàm Thị Thắm quê ở Gia Lai nhưng lấy chồng và làm việc ở Thanh Hóa, hằng năm cứ mùng 2 tết cả gia đình chị sẽ về thăm ông bà ngoại. Nhưng năm nay chị quyết định không về mà chỉ gửi quà về biếu tết.

“Dù rất buồn nhưng phải đặt an toàn lên hàng đầu. Năm sau nếu dịch bệnh ổn định thì sẽ cùng về quê đón một cái tết trọn vẹn với ông bà ngoại”, chị Thắm nói.

Tết cổ truyền luôn mãi là một điều thiêng liêng, khiến người ta ấm áp mỗi khi nghĩ về. Ở đó, có niềm hạnh phúc sum vầy bên mâm cơm chiều cuối năm, bên bữa cơm quây quần mấy ngày tết cùng những người thương yêu. Không được về quê đón tết chắc ai cũng sẽ có những khoảng trống trong lòng. Nhưng vì sự an toàn của gia đình, của những người thân thiết và chung tay phòng, chống dịch COVID-19 với quê hương và cả nước, họ chọn ở lại.

Thời buổi công nghệ hiện đại, đêm giao thừa hay mấy ngày tết chỉ cần mở điện thoại, bật Facebook, Zalo lên là có thể nói chuyện trực tiếp với gia đình ở quê. Sự kết nối của công nghệ khiến khoảng cách địa lý dần được xóa mờ.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]