(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, huy động hiệu quả nguồn lực. Vì thế trong giai đoạn 2010 - 2020 đã có 350 trụ sở UBND xã, 518 trạm y tế, 538 trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, hơn 12.000 nhà hiệu bộ và phòng học được xây dựng… Hàng nghìn km giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng và nâng cấp… Diện mạo nông thôn Thanh Hóa đã tạo được sức sống mới, qua đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Thanh Hóa: Đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới

Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, huy động hiệu quả nguồn lực. Vì thế trong giai đoạn 2010 - 2020 đã có 350 trụ sở UBND xã, 518 trạm y tế, 538 trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, hơn 12.000 nhà hiệu bộ và phòng học được xây dựng… Hàng nghìn km giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng và nâng cấp… Diện mạo nông thôn Thanh Hóa đã tạo được sức sống mới, qua đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Thanh Hóa: Đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mớiCông sở xã Vân Sơn (huyện Triệu Sơn) được đầu tư, nâng cấp trong xây dựng NTM nâng cao.

Khi bắt đầu thực hiện chương trình NTM năm 2010, Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn vì là tỉnh đất rộng, người đông, có 7 huyện nghèo, trong khi hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Về tiêu chí xây dựng NTM, Thanh Hóa mới đạt 4,7 tiêu chí/xã, nhiều xã chưa có công sở làm việc, trường học thiếu, trạm y tế chưa đạt chuẩn… Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng với sự vào cuộc của người dân, Thanh Hóa đã huy động hiệu quả nguồn lực xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Đối với công sở UBND xã, trường học, trung tâm văn hóa tập trung nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách xã. Những công trình phúc lợi các thôn chủ yếu là sự đóng góp của người dân hiến đất, mở rộng đường…

Nhiều công sở đã nhanh chóng được hoàn thành, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, công chức làm việc và người dân đến giao dịch… Trong niềm vui phấn khởi, chị Mai Thị Sơn, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn chia sẻ: Ba Đình là xã nghèo, khó khăn, nguồn thu không có gì ngoài nông nghiệp. Công sở UBND xã, nhà truyền thống Ba Đình trong một khu đất chật hẹp. Nhờ có xây dựng NTM, công sở UBND xã chuyển về vị trí mới và được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trường học, trạm y tế được xây dựng, người dân được chăm sóc sức khỏe, so với trước đây cuộc sống người dân đã thay đổi rất nhiều… Không chỉ ở miền xuôi mà miền núi cũng tạo được bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhiều công sở UBND xã trước đây chỉ là nhà cấp 4, cán bộ công chức làm việc rất khó khăn, thậm chí 3 người làm việc trong một phòng nhỏ. Giờ đây xã nào cũng được đầu tư công sở, hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Đến nay, Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 346 xã, 902 thôn, bản (trong đó có 690 thôn bản miền núi) đạt chuẩn NTM; 56 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 9 xã, 242 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]