(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có việc thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Song với sự nỗ lực của các cấp, ngành, nhất là các chủ thể tham gia chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã có thêm 89 sản phẩm OCOP, đạt 296% kế hoạch đề ra.

Thanh Hóa nỗ lực thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có việc thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Song với sự nỗ lực của các cấp, ngành, nhất là các chủ thể tham gia chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã có thêm 89 sản phẩm OCOP, đạt 296% kế hoạch đề ra.

Thanh Hóa nỗ lực thực hiện Chương trình OCOPGian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Triệu Sơn tại Hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020.

Để thực hiện mục tiêu đạt 30 sản phẩm OCOP, ngay từ đầu năm, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đã tích cực đổi mới phương thức đánh giá sản phẩm OCOP theo quy định. Đồng thời phối hợp, hướng dẫn với các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất kinh doanh lựa chọn sản phẩm tiêu biểu đăng ký tham gia xét công nhận sản phẩm OCOP. Qua đó đã khuyến khích các chủ thể tham gia chương trình. Các thành viên của Tổ quản lý Chương trình OCOP đã nỗ lực tham mưu tích cực cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP cấp tỉnh lựa chọn được các sản phẩm tiêu biểu. Nhờ đó qua 4 hội nghị đánh giá, xếp loại trong năm, Thanh Hóa đã có thêm 89 sản phẩm OCOP, trong đó có 23 sản phẩm 4 sao, 66 sản phẩm 3 sao. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP của 89 xã, phường, thị trấn ở 24 huyện, thị xã, thành phố với 103 chủ thể (38 doanh nghiệp, 36 HTX, 4 tổ hợp tác, 25 hộ sản xuất kinh doanh), trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao, 117 sản phẩm 3 sao, chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ và thảo dược.

Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM còn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP đến bạn hàng trong và ngoài tỉnh, thông qua mở các gian hàng tại nhiều siêu thị, khách sạn, sự kiện lớn... Cùng với đó, HTX OCOP Thanh Hóa đã được thành lập, nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm...

Sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; các sản phẩm sau khi được công nhận đã giúp tăng doanh số bán hàng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các chủ thể. Nhiều thương hiệu sản phẩm đã tạo được uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước như: nước mắm, mắm tôm, mém tép Lê Gia, bánh gai Lâm Thắm, mật ong Hưởng Hoa...

Theo ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Chương trình OCOP bước đầu đã tạo động lực, sức lan tỏa ở các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh.

Để đạt mục tiêu năm 2022, phấn đấu có thêm ít nhất 1 sản phẩm OCOP 5 sao; trên 120 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao, phát triển 5 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP,... Thanh Hóa tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực, đổi mới công tác đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống tư vấn đối tác, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, cũng như công tác quảng bá xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho chủ thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm...

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]