(vhds.baothanhhoa.vn) - Cá nác hoa sống ở các bãi bồi ven biển, trong rừng ngập mặn ở Thanh Hóa. Hiện nay loài các này đã “vươn tầm” thành đặc sản với giá bán 180.000 - 200.000 đồng/kg.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Cá nác hoa sống ở các bãi bồi ven biển, trong rừng ngập mặn ở Thanh Hóa. Hiện nay loài các này đã “vươn tầm” thành đặc sản với giá bán 180.000 - 200.000 đồng/kg.

Video: Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Cá nác hoa có cặp mắt rất to ở trên đầu, có thể di chuyển rất nhanh cả trên cạn hoặc dưới nước. Thậm chí, loại cá này còn leo được trên cây và được người dân địa phương đặt cho biệt danh “cá leo cây”.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Để bắt được loài cá này, ngư dân xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) đã “chế tạo” những chiếc bẫy kẹp, cắt chai, lọ nhựa để dụ cá tới, những người phụ nữ thì đi đào hang để bắt cá.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Anh Đặng Văn Quân (xã Đa Lộc, Hậu Lộc) người có hơn 30 năm làm nghề “săn” cá nác hoa chia sẻ: "Để bắt được loài cá nác hoa chúng tôi phải làm những chiếc bẫy kẹp được làm từ thân cây tre vót nhỏ, uốn cong, cao khoảng 40cm, phía dưới dùng dây cước đúc, màu trắng thắt nút, khi con cá bơi qua đụng vào sợi dây thì bị bẫy kẹp chúng gần phần đầu”. Anh Quân có khoảng 100 cái bẫy kẹp để đánh cá nác hoa. Thời gian đi bắt cá tùy vào từng con nước (thủy triều lên xuống), thường mỗi ngày anh đi 5 tiếng đồng hồ, một tháng anh đi đặt bẫy kẹp khoảng 20 ngày, thu nhập cũng được 5-6 triệu đồng.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

“Với cách bắt này, tôi không cần bỏ nhiều công sức nhưng ngày vẫn bắt được khoảng 2-3kg. Cá nác hoa thường chế biến các món như: Kho, nướng, nấu canh... thịt rất thơm ngon”, anh Quân cho biết thêm.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Loài cá nác hoa thường sống ở cửa sông, nơi thủy triều lên xuống hằng ngày. Cá thường đào hang trú ẩn ở các lùm cây, kẹt rễ um tùm, hang sâu với nhiều ngóc ngách. Khi thủy triều rút xuống là chúng bắt đầu kéo lên mặt bùn để kiếm ăn và phơi nắng. Đặc biệt, cá nác hoa thường tập trung nhiều ở khu vực bãi đá, khi có tiếng động, bóng người thì ngay lập tức lao vào hang ẩn nấp.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Kích thước cá nác hoa nhỏ, cơ thể không có vẩy, hình thuôn dài, nhẵn bóng, đầu to hơn thân không nhiều, có 2 mắt lồi lên phía trên đầu trông như mắt ếch. Thân và vây cá có màu nâu đất và điểm những chấm màu xanh nhạt nên được gọi là cá nác hoa.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

“Để bắt được nhiều cá nác hoa đòi hỏi phải có kinh nghiệm, đầu tiên phải quan sát khu vực cá hay tập trung nhiều mới tiến hành đặt bẫy hoặc tìm hang để đào. Tiếp theo di chuyển nhẹ đôi bàn chân, tìm vị trí đầu hang cá lên xuống để cắm bẫy, khoảng 20 phút quay lại kiểm tra một lần”, anh Quân chia sẻ.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Ngoài bắt cá nác hoa bằng bẫy kẹp, khi thủy triều xuống, nhiều người phụ nữ ra bãi bùn đào hang bắt cá nác hoa.

Theo chân thợ nghề săn cá nác hoa ở bãi bồi Thanh Hóa

Càng đến mùa hè, thời tiết nắng nóng, cá nác hoa ẩn trong hang ra ngoài kiếm ăn càng nhiều, lúc này người đi bắt cá cũng nhiều hơn.

Tin liên quan:

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]