(vhds.baothanhhoa.vn) - Ăn chay ngày nay đã trở thành xu hướng, không còn giới hạn với những người theo tôn giáo. Có nhiều lý do để người bình thường đến với thực phẩm chay, trong đó nổi bật là hướng đến lối sống thanh đạm, cải thiện sức khỏe...

Thực phẩm chay trong cuộc sống hiện đại: Ăn chay dưới góc nhìn Phật giáo

Ăn chay ngày nay đã trở thành xu hướng, không còn giới hạn với những người theo tôn giáo. Có nhiều lý do để người bình thường đến với thực phẩm chay, trong đó nổi bật là hướng đến lối sống thanh đạm, cải thiện sức khỏe...

Thực phẩm chay trong cuộc sống hiện đại: Ăn chay dưới góc nhìn Phật giáoĂn chay, theo quan niệm của đạo Phật là để tránh sát sinh, thể hiện lòng từ bi của phật tử. Ăn chay phải thanh tịnh cả thân, khẩu, ý...

Ăn chay để tăng trưởng lòng từ bi

Khi Đức Phật còn tại thế, do điều kiện sống của xã hội lúc này còn nhiều khó khăn, các vị sư đã thực hiện hạnh khất thực. Đi qua con đường nào cũng đều có tín đồ dâng cúng đồ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, đức Phật thường khuyên không nên ăn mặn, không ăn thịt động vật sinh tâm nóng giận, dục vọng nhiều.

Đại đức Thích Trúc Thông Tánh, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), cho biết: “Ý nghĩa đầu tiên của ăn chay đối với đạo Phật là tôn trọng sự sống của các loài. Ăn chay để tránh sát hại chúng sinh, thể hiện lòng từ bi. Phật đã dạy, ăn chay cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Ăn chay của đạo Phật phải phát nguyện. Phát nguyện trước Phật chứng tâm dù có đói thì có thịt bên cạnh cũng không được ăn”.

Cũng theo Đại đức Thích Trúc Thông Tánh, quy định ăn chay không phải để phát tu hay là phương pháp giáo dục con người mà ăn chay để làm tăng đức yêu thương. Đại đức nói: “Ăn chay để tăng trưởng lòng từ bi chứ không phải là phương pháp quyết định lòng từ bi. Không phải cứ ăn chay là từ bi. Tăng trưởng lòng từ bi để dần dần thương cảm loài vật. Ăn chay phải có trí tuệ phán xét nó chứ không phải ăn chay theo tập quán, tập tính”.

Ăn chay không phải là yếu tố quyết định sức khỏe

Ăn chay đúng nghĩa là một chế độ dinh dưỡng chỉ gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả các loại và hoàn toàn không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo y học, đặc điểm của một chế độ ăn chay thuần sẽ có ít cholesterol, chất béo bão hòa, nhiều vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ... Do vậy mà ăn chay phòng chống được nhiều bệnh tật như tim mạch, béo phì, sỏi mật...

Thực phẩm chay trong cuộc sống hiện đại: Ăn chay dưới góc nhìn Phật giáoĐại đức Thích Thanh Chính trao đổi với phóng viên.

Về cơ bản, ăn chay không làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng, nếu ăn hợp lý sẽ rất hữu ích. Đại đức Thích Thanh Chính, Trụ trì chùa Đồng Lễ, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa), cho rằng: “Ăn chay không đúng cách dẫn đến suy nhược cơ thể, kiệt sức, nên ăn đa dạng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn chay cũng không phải là yếu tố quyết định sức khỏe. Nếu thực phẩm chay không an toàn sẽ có những tác dụng hoàn toàn ngược lại, nói về tâm linh sẽ có phước không tốt. Hoặc có những người ăn chay rất tốt nhưng họ lại đi phỉ báng người khác. Khi phỉ báng là đã so sánh và có tham, sân, si trong đó. Mình ăn chay mà cản trở người khác khiến con người ta đau khổ thì cũng không có lợi cho sức khỏe”.

Còn theo Sư thầy Thích Đàm Ngoan, Trụ trì chùa Hồi Long, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa): “Ăn chay, nếu không hợp vệ sinh thì không thể thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe. Nếu thực phẩm chay cũng bị hóa chất, thuốc trừ sâu sẽ rất dễ nhiễm độc. Nhưng ăn chay cũng phải tùy theo hoàn cảnh và sức khỏe của mỗi người. Không phải người nào cũng bỏ ăn mặn ngay để chuyển sang ăn chay hoàn toàn được”.

Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ: Ăn chay giúp không phạm giới sát sinh đồng thời thực hiện được tâm từ bi của người xuất gia hoặc người tại gia tin theo Phật giáo. Trong giá trị tâm linh, ăn chay không sát sinh thì sẽ tạo ra trường năng lượng tốt, tạo nên những giá trị đạo đức, tâm linh tốt lành cho cuộc sống con người.Cuộc sống công bằng, không phân biệt mặn, chay nhưng thực sự để hiểu được sự tinh tế thâm thúy trong sử dụng thực phẩm chay chỉ những bậc trưởng thượng, minh triết, những người có đời sống chân tu mới đạt được cái triết lý sâu sắc: Ăn không còn nguyên nghĩa là cung cấp dinh dưỡng mà ăn còn là sự thưởng thức. Nhu cầu con người không chỉ ăn cho no bụng mà còn thỏa mãn tất cả các giác quan: Ngon miệng, thơm mũi, đẹp mắt, êm tai và trạng thái thoải mái bởi không gian phù hợp với nhu cầu con người. Sự thỏa mãn ấy có được khi sự đáp ứng đạt tới trình độ rất cao, khả năng chế biến đạt tới thành thạo được tôn là “nghệ thuật”.

Bài và ảnh: Việt Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]