(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng, thể mạnh của địa phương, huyện Như Thanh đã và đang xây dựng một số mô hình cây dược liệu, bước đầu mang lại hiệu quả.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Tận dụng tiềm năng, thể mạnh của địa phương, huyện Như Thanh đã và đang xây dựng một số mô hình cây dược liệu, bước đầu mang lại hiệu quả.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Năm 2020, Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh có 3 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020 gồm nấm mộc nhĩ, nấm bào ngư xám và nấm linh chi.

Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Trúc Phượng ở thôn Hùng Sơn, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh chuyên sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu. Đây là Hợp tác xã có 3 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020 gồm nấm mộc nhĩ, nấm bào ngư xám và nấm linh chi, trong đó nấm linh chi được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế của hợp tác xã.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Nấm linh chi của HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng được đánh giá mang lại hiệu quả, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng, đại diện HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng cho biết: Từ kinh nghiệm lâu năm và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chủ động nhân, cấy giống, mỗi năm hợp tác xã trồng, thu hoạch từ 1-2 tấn nấm linh chi đỏ, giá thành nấm thô từ 1-1,5 triệu đồng/kg. Hiện nay HTX tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với mức lương từ 4-4,5 triệu đồng/tháng và hàng chục lao động thời vụ.

Từ đầu năm 2021 đến nay HTX thu hoạch 0,5 tấn nấm linh chi. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ các loại nấm ở ngoài tỉnh giảm, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Hiện nay HTX mở rộng nhà xưởng trồng các loại nấm trên diện tích 3ha. Trong đó, chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm linh chi.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng mở rộng nhà xưởng trồng các loại nấm trên diện tích 3ha. Trong đó, chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm linh chi.

Tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, một số mô hình trồng cây dược liệu đang hình thành như cây nghệ vàng và cây đinh lăng của Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Tuấn Long. Trên diện tích 4ha đất nông nghiệp, anh Đặng Quốc Đạt, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tuấn Long đã đầu tư trồng cây dược liệu nghệ vàng và cây đinh lăng. Mặc dù mới bắt đầu trồng và chưa có kết quả, tuy nhiên theo đánh giá của hợp tác xã thì 2 loại cây dược liệu này đang sinh trưởng và phát triển tốt nhờ điều kiện chăm sóc, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất phù hợp cho cây phát triển.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Tuấn Long, xã Yên Thọ vừa đưa vào trồng cây đinh lăng.

Ngoài xã Yên Thọ, ở xã Xuân Thái đã và đang phát triển mô hình cây dược liệu Khôi tía trên diện tích 4ha; ở khu vực Vườn Quốc gia Bến En đang trồng cây dược liệu Hoài Sơn, Thiên niên kiện trên diện tích 2ha. Những mô hình này mới bắt đầu trồng và chưa đánh giá được năng suất, tuy nhiên quá quá trình chăm sóc, các loại cây sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất Yên Thọ được đánh giá là điều kiện thuận lợi cho cây đinh lăng sinh trưởng, phát triển.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Ngoài trồng cây đinh lăng, hợp tác xã nông lâm nghiệp Tuấn Long còn trồng 2ha nghệ vàng để làm dược liệu.

Mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025”. Việc xây dựng Đề án xuất phát từ nhu cầu thực tế, hình thành một số mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực, nhân rộng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giảm nghèo.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Như Thanh

Cây đinh lăng được lựa chọn là một trong các loại cây dược liệu phát triển trên vùng đất Như Thanh.

Bà Lê Thị Mai, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Như Thanh cho biết: Thực hiện Công văn số 515/BDT-KHTH ngày 14-7-2021 của Ban Dân tộc tỉnh về hướng dẫn lựa chọn mô hình xây dựng Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025", huyện Như Thanh đã tiến hành khảo sát, đánh giá và lựa chọn một số mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế đã và đang phát triển có hiệu quả tại địa phương, trong đó có mô hình cây dược liệu tại các xã Xuân Thái, Yên Thọ, khực vực Vườn Quốc gia Bến En báo cáo tỉnh.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như định hướng phát triển của huyện là cơ sở để tỉnh nghiên cứu, lựa chọn hoàn thiện đề án, góp phần từng bước sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng miền núi Thanh Hóa nói chung, huyện Như Thanh nói riêng.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]