“Trông bánh chưng chờ trời sáng, đỏ hây hây những đôi má đào”
Còn gì ấm áp và tuyệt vời hơn khi những ngày cuối năm cả gia đình vui vẻ, quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng dâng lên ông bà, tổ tiên thể hiện tấm lòng thơm thảo, sự biết ơn của con cháu. Gói bánh chưng trong những ngày tết đến, xuân về còn là sự duy trì, nhắc nhớ đến thế hệ sau về nguồn cội, về văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Ông bà ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Từ xa xưa, bánh chưng được xem là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về.
Chiếc bánh chưng là tượng trưng cho đất với sự đầy đủ, ấm no với gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn.
Không có bánh chưng, có lẽ tết cũng mất đi bao phần ý nghĩa. Bởi vậy mà việc giữ gìn truyền thống gói bánh chưng ngày tết vẫn được nhiều gia đình duy trì như một nét đẹp truyền thống của người Việt.
Từ thành thị đến nông thôn, từ độ 27 tháng Chạp các gia đình đã chuẩn bị nguyên liệu và cùng nhau gói bánh chưng.
Trong không khí rộn ràng, tất bật của tết đến xuân sang, cùng nhau gói bánh chưng là dịp để các thành viên trong gia đình, họ hàng được gặp gỡ nhau trò chuyện về năm cũ đã qua và chuẩn bị đón năm mới
Những chiếc bánh chưng vuông vắn xanh mướt được làm nên từ bàn tay khéo léo của các thành viên trong mỗi gia đình
Cùng nhau đón nhận niềm hạnh phúc khi hoàn thành những chiếc bánh chưng, đây là dịp gắn kết gia đình, bạn bè trong những ngày cuối năm
Không chỉ trong gia đình, ở các nhà trường cũng tổ chức gói bánh chưng để các bạn học sinh, sinh viên có dịp để hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc (Hình ảnh gói bánh chưng của sinh viên Việt Nam - Lào, tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa)
Khi cuộc sống với bao bộn bề lo toan, nhiều gia đình đã tìm đến các cơ sở làm bánh gia truyền để tìm mua những chiếc bánh chưng vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi thì những nồi bánh chưng được nổi lửa trong các gia đình là hình ảnh ý nghĩa về truyền thống dân tộc trong những ngày tết đến
Mỗi dịp tết đến xuân về, những em bé háo hức được xem gói và luộc bánh chưng, các thành viên trong gia đình quây quần bên bếp lửa chờ bánh chưng chín
Gói bánh chưng không chỉ mang ý nghĩa dâng lên ông bà, tổ tiên tấm lòng thơm thảo, sự biết ơn của con cháu, mà qua đó, còn là sự duy trì, nhắc nhớ đến thế hệ sau về nguồn cội, về văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Vào những ngày tết đến, cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng cảm nhận niềm hạnh phúc. Để rồi vào những ngày đầu năm mới, bánh chưng được dâng lên ông bà tổ tiên, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh cùng chúc nhau những lời chúc năm mới bình an và hạnh phúc. Gói bánh chưng mỗi khi tết đến xuân về sẽ mãi là một phong tục đẹp trong văn hoá Việt Nam được nhiều người gìn giữ.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
- 2023-06-02 07:50:00
Để mùa hè của con không còn là nỗi lo của cha mẹ
- 2023-06-01 14:23:00
Nơi chắp cánh ước mơ của trẻ mồ côi, người khuyết tật thị xã Bỉm Sơn
- 2022-01-30 23:52:00
Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết
Dịch vụ rửa xe, làm gà thuê đắt khách ngày cận tết
Tết ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
Dịch vụ làm đẹp kín khách ngày cuối năm
Những xe chở hoa lay ơn cuối năm hút khách mua
Huyện Đông Sơn sẵn sàng để người dân vui xuâ n , đón tết
Vất vả cảnh bán đào, quất
Nhiều ngư dân chưa hoàn thiện hồ sơ nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 21
Xuân này, Bản ta có điện: Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ hoàn thành cấp điện cho các thôn, bản
Huyện đoàn Yên Định với Chương trình “Xuân yêu thương 2022”