(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 22 năm thành lập, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đã đào tạo và chuyển giao kiến thức khoa học - công nghệ cho trên 24.000 học sinh có trình độ sơ cấp và trung cấp nghề. Hầu hết, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ổn định tại các công ty và mở các xưởng sản xuất cơ khí tại gia đình

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Sau 22 năm thành lập, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đã đào tạo và chuyển giao kiến thức khoa học - công nghệ cho trên 24.000 học sinh có trình độ sơ cấp và trung cấp nghề. Hầu hết, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ổn định tại các công ty và mở các xưởng sản xuất cơ khí tại gia đình

Với chức năng đào tạo nghề và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân khu vực miền núi và các vùng phụ cận, những năm qua Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa luôn xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo và đặc biệt chú trọng đến kết quả đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho học sinh. Qua đó, đã có hàng chục nghìn lao động nông thôn có tay nghề và là nguồn cung cấp lao động có chất lượng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy nghề.

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở tiền thân là Trường Kỹ thuật Ngọc Lặc. Hiện nay, nhà trường có 7 ngành nghề đào tạo ở trình độ trung cấp, gồm: Điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh, thú y, may thời trang, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính. Tổng số học sinh nhà trường hiện nay có 1.127 em vừa học trung cấp nghề, vừa học chương trình THPT hệ giáo dục thường xuyên. Năm học 202-2023, nhà trường đã mở được 18 lớp trung cấp nghề hệ 3 năm cho 681 học sinh. Đa phần các em đều đăng ký tham gia các ngành đào tạo của nhà trường.

Xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, những năm gần đây, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại. Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác, đào tạo nghề sát với nhu cầu địa phương; không ngừng nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên; thường xuyên cập nhật, bổ sung kỹ thuật công nghệ mới vào chương trình, giáo trình đào tạo với mục tiêu khi học sinh tốt nghiệp ra trường sẽ đáp ứng được thị trường lao động.

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Giờ thực hành cắt tiện kim loại.

Đối với người học, do đặc thù đầu vào của nhà trường thực hiện xét tuyển học sinh tốt nghiệp THCS ở các huyện miền núi và vùng phụ cận, đa phần là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy chất lượng đầu vào chưa cao. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường luôn xác định đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thời gian thực hành thực tế cho học sinh. Vì vậy, ngoài học và thực hành trên lớp, nhà trường đã đấu mối với các công ty, doanh nghiệp đưa học sinh đi thực tập thực tế, với thời gian 3 tháng.

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Sau khi học lý thuyết, học sinh được thầy giáo hướng dẫn thực hành.

Cùng với đó, nhà trường tích cực đấu mối với các doanh nghiệp, các công ty tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh đưa học sinh của nhà trường đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, trường đã và đang hợp tác hiệu quả với các công ty, cụ thể: Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi Newhope Thanh Hóa, Công ty TNHH Việt Pan - Pacific Thanh Hóa, Công ty TNHH ACTRO VINA Sam Sung Việt Nam, Công ty TNHH May Tinh Lợi Hải Dương, Công ty CP May mặc PAROSY Hà Nội, Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam, Công ty TNHH Lilama3,...

Sau 22 năm thành lập, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đã đào tạo và chuyển giao kiến thức khoa học - công nghệ cho trên 24.000 học sinh có trình độ sơ cấp và trung cấp nghề. Hầu hết, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ổn định tại các công ty và mở các xưởng sản xuất cơ khí tại gia đình.

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Lớp học cắt may công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa.

Trong thời gian tới, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa tiếp tục đầu tư nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại; nhân rộng mô hình “Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp vừa đào tạo, vừa sản xuất”; phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh) tổ chức ngày hội việc làm cho học sinh; tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp đưa học sinhh đi thực tập và tìm kiếm việc làm... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người dân khu vực miền núi, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]