(vhds.baothanhhoa.vn) - Quan Hóa hiện có 871 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt đất đá và lũ ống, lũ quét. Đặc biệt có 488 hộ trong vùng có nguy cơ cao và nguy cơ rất cao.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Quan Hóa hiện có 871 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt đất đá và lũ ống, lũ quét. Đặc biệt có 488 hộ trong vùng có nguy cơ cao và nguy cơ rất cao.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Dọc thân núi Na Bong, đoạn đi qua bản Khuông, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa xuất hiện vết nứt kéo dài hàng chục mét

Thời gian qua mưa bão đã khiến dọc thân núi Na Bong đoạn đi qua bản Khuông, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa xuất hiện vết nứt kéo dài hàng chục mét, phần đất, đá dưới chân núi ngay sát QL 15C sạt trượt kéo dài… có thể sạt lở, vùi lấp nhà cửa của các hộ dân sinh sống ngay dưới chân núi. Tuy nhiên, với nhiều lí do, những năm qua các hộ dân nơi đây vẫn chấp nhận “sống chung với lũ” bất kể nguy cơ sạt lở đất đá.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Nhà của các hộ dân sinh sống ngay dưới chân núi.

Đây cũng là thực trạng chung của 871 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt đất đá và lũ ống, lũ quét của huyện Quan Hoá. Đặc biệt là 488 hộ trong vùng có nguy cơ cao và nguy cơ rất cao.

Ông Lương Văn Môn, Bản Khuông, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá cho biết: Dù biết nhà nằm trong vùng nguy hiểm nhưng do hoàn cảnh khó khăn, nên gia đình không thể chuyển đi chỗ khác. Nếu được nhà nước hỗ trợ thì gia đình tôi mới có thể đi đến nơi ở mới.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Điển sạt lở dọc thân núi Na Bong.

Theo rà soát của các ngành chức năng, trong tổng số hơn 10.000 hộ dân đang sinh sống tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét và ngập úng, thì có 4.700 hộ có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao đe dọa thường trực.

Trước thực trang trên, ngày 14-5-2021 UBND tỉnh đã phê duyệt Đề cương chi tiết Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu là đến cuối năm 2021 sẽ bố trí tái định cư cho hơn 100 hộ của 3 huyện Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa; đến năm 2023 bố trí tái định cư cho 1.651 hộ và đến 2025 là 2.790 hộ đến nơi ở mới an toàn theo 3 hình thức: xen ghép, liền kề và tập trung. Đề án đang được Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và & Phát triển nông thôn Thanh Hóa phối hợp với các địa phương nhanh chóng triển khai.

Tuy nhiên, với số lượng các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh rất lớn, nên không thể di dời các hộ đến nơi ở mới an toàn trong thời gian ngắn. Do đó, sự chủ động của người dân là yếu tố rất quan trọng.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Nhiều hộ dân ở sát trong vùng nguy hiểm nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chưa thể chuyển đi chỗ khác.

Ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá cho biết: Giải pháp trước mắt của huyện Quan Hóa là tập trung tuyên truyền để người dân chủ động bố trí nguồn kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới an toàn. Hoặc ít nhất phải di dời người, tài sản ra khỏi nhà trong những thời điểm mưa bão. Về lâu dài sẽ chỉ đạo các xã bố trí quỹ đất để các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao có thể di dời ra nơi ở mới.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Điểm sạt lở tại huyện Quan Hóa.

Ông Lê Bá Lương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và & Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Ngành đã phối hợp với các địa phương rà soát, tổng hợp, khảo sát tình hình và có tờ trình UBND tỉnh Thanh Hóa. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, các huyện đã xây dựng đề án để bố trí nơi ở mới cho các hộ dân ở trong vùng có nguy cơ sạt đất đá và lũ ống, lũ quét bằng các hình thức tái định cư xen ghép, tái định cư liền kề, tái định cư tập trung để người dân đến nơi ở an toàn để ổn định đời sống.

Ứng phó với nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét

Toàn tỉnh hiện có hơn 10.000 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét và ngập úng.

Toàn tỉnh hiện có hơn 10.000 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét và ngập úng. Trước diễn biến thiên tai có tích chất cực đoan, xảy ra nhanh, bất ngờ, việc di dời các hộ đến nơi ở mới an toàn là việc làm cấp thiết. Tuy nhiên, với số lượng các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn, nên không thể di dời các hộ đến nơi ở mới an toàn trong thời gian ngắn. Do vậy, cùng với việc xây dựng phương án sơ tán dân của các cấp chính quyền, người dân ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cũng cần có ý thức chủ động di dời đến nơi ở mới an toàn, để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình mình.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]