(vhds.baothanhhoa.vn) - Khi thành phố đã chìm vào giấc ngủ, dưới ánh đèn điện cao áp, khu vực Chợ đầu mối rau quả, thực phẩm Đông Hương... bắt đầu nhộn nhịp buôn bán. Những chiếc xe ô tô tải, ba gác, xe máy nối đuôi nhau chồng chất đủ loại từ rau, quả đến thực phẩm khắp nơi đổ về. Sự khó nhọc in hằn trên khuôn mặt của những người bốc vác thuê.

Vất vả mưu sinh đêm ở chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh

Khi thành phố đã chìm vào giấc ngủ, dưới ánh đèn điện cao áp, khu vực Chợ đầu mối rau quả, thực phẩm Đông Hương... bắt đầu nhộn nhịp buôn bán. Những chiếc xe ô tô tải, ba gác, xe máy nối đuôi nhau chồng chất đủ loại từ rau, quả đến thực phẩm khắp nơi đổ về. Sự khó nhọc in hằn trên khuôn mặt của những người bốc vác thuê.

Vất vả mưu sinh đêm ở chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh

Đôi tay thoăn thoắt bốc hàng lên xe, chị Lê Thị Hải (quê Đông Thanh, Đông Sơn) buôn bán rau quả tại đây, cho biết: “Cứ khoảng 11 giờ đến 12 giờ đêm, tôi bắt đầu với công việc, đến khoảng gần 7 giờ sáng kết thúc. Mưa gió cũng phải đến vì sợ mất mối làm ăn”. Mỗi đêm mưu sinh tại chợ, chị Hải thu được từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Theo chị Hải, rất khó nhọc, song vẫn phải cố gắng. Thời buổi kinh tế khó khăn, không chịu khó làm lấy gì mà lo cho cuộc sống, cho gia đình được.

Năm nay đã bước sang cái tuổi “lục tuần”, ông Nguyễn Đăng Ngưỡng (phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa), có thâm niên hơn 15 năm trong nghề cửu vạn. Ông cho biết, lao động tại đây có cả già, trẻ. Công việc nhiều, chủ yếu vào gần sáng, vì thế chúng tôi phải tranh thủ ngủ ngày tối có sức đi làm, nói chung vất vả nhưng dần cũng quen. Các cửu vạn khu chợ này, nếu nhận mối quen từ chủ hàng thì công việc sẽ ổn định hơn. Tuy nhiên, để có được những “lốt” hàng, các cửu vạn cũng nhiều lúc đối diện với rủi ro. Muốn có “lốt” đẹp để làm thì cần phải có tiếng nói, thậm chí là phải đánh đổi mới có chân đứng ở cái phiên chợ đêm này…

Vất vả mưu sinh đêm ở chợ đầu mối lớn nhất xứ ThanhTừ 20 giờ hàng ngày, phiên chợ bắt đầu cũng là lúc tiểu thương tất bật với công việc buôn bán của mình.

Đêm nào cũng vậy, dù mưa hay nóng, những người kinh doanh rau quả, thực phẩm, cửu vạn, bốc vác tại khu chợ vẫn miệt mài mưu sinh. Do phải thức đêm nhiều ai nấy đều tỏ vẻ mệt mỏi, mắt thâm quầng, gương mặt thường già hơn tuổi thật. Chị Nguyễn Thị Liên, một tiểu thương lâu năm ở đây cho biết, ai làm được ở khu chợ này phải có sức khỏe thật dẻo dai, bền bỉ, bởi công việc cực lắm, lại làm vào đêm khuya, có hôm ríu cả mắt nhưng cũng đâu dám ngủ. Dẫu vậy, không những phải cố làm vì “miếng cơm manh áo”, những người lao động ở đây họ còn nuôi ước mơ cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Giữa đám đông ồn ào, huyên náo, chúng tôi bắt gặp một người phụ nữ với khuôn mặt khắc khổ, mệt mỏi bên sạp hoa quả nơi góc chợ. Chủ động bắt chuyện, chúng tôi được biết chị tên Nguyễn Thị Nguyệt (xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa). Ngày nào cũng vậy, công việc của chị bắt đầu từ đêm khuya cho đến gần sáng, thu nhập chẳng được bao nhiêu, nhưng chồng mất sớm, phải nuôi mẹ già, con nhỏ, chị phải còng lưng ở chốn thị thành này mưu sinh. Chị chia sẻ, do hoạt động kinh doanh buôn bán lúc đêm khuya luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, người buôn bán phải tự bảo quản hàng hóa của mình, đề phòng bất trắc. Dẫu gặp nhiều khó khăn, vất vả, song đối với chị Nguyệt cũng như những người lao động, buôn bán ở đây, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai vẫn hiện hữu trong ánh mắt.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]