(vhds.baothanhhoa.vn) - Gần 3 năm sau sáp nhập xã Tén Tằn vào thị trấn Mường Lá, dù còn nhiều khó khăn do phải cùng quản lý, phát triển hai vùng đặc thù, song với nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân, thị trấn Mường Lát mới đang từng ngày thay đổi.

Vượt khó xây dựng thị trấn Mường Lát sau sáp nhập

Gần 3 năm sau sáp nhập xã Tén Tằn vào thị trấn Mường Lá, dù còn nhiều khó khăn do phải cùng quản lý, phát triển hai vùng đặc thù, song với nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân, thị trấn Mường Lát mới đang từng ngày thay đổi.

Vượt khó xây dựng thị trấn Mường Lát sau sáp nhập

Một góc thị trấn Mường Lát.

Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát Lù Quy Nhân vẫn nhớ những ngày đầu sau sáp nhập xã Tén Tằn vào thị trấn Mường Lát với vô vàn những khó khăn. Nếu với thị trấn cũ lâu nay là phát triển theo hướng đô thị thì xã Tén Tằn cũ lại theo hướng xây dựng nông thôn mới. Việc từ thôn, bản lên khu phố còn nhiều bất cập. Ngoài ra, những cản trở về địa hình, sự chênh lệch mức sống, hạn chế về trình độ dân trí, kết cấu hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện, đồng bộ… là những khó khăn, rào cản lớn.

Trước những tồn tại, khó khăn trên, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Mường Lát đã đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ mới. Sau gần 3 năm sáp nhập, giờ đây trị trấn Mường Lát mở rộng đã dần “thay da, đổi thịt”. Cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp và xây dựng 23%, thương mại - dịch vụ chiếm 42%. Tổng thu nhập toàn xã hội trên địa bàn huyện Mường Lát ước đạt 563,107 tỷ đồng. Thu nhập bình đầu người tính đến đầu năm 2022 là hơn 20,1 triệu đồng/người/năm, cao hơn những năm trước đó.

Vượt khó xây dựng thị trấn Mường Lát sau sáp nhập

Nhiều người dân ở thị trấn Mường Lát đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nâng cao thu nhập.

Xác định việc nâng cao đời sống của người dân là vấn đề then chốt, thị trấn Mường Lát đã triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững. Đến nay thị trấn chỉ còn 329 hộ nghèo. Bên cạnh đó, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.

“Nhu cầu vay vốn tín dụng ở thị trấn tăng cao, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội cho con đi học, học nghề, xuất khẩu lao động. Tính đến đầu năm 2022 tổng dư nợ trên địa bàn đạt thị trấn đạt 39,731 tỷ đồng”, ông Nhân cho biết.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Mường Lát đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, tôn giáo. Thị trấn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách tôn giáo theo quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn người dân di cư tự do, tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào các dân tộc; đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS, dịch COVID-19...

Vượt khó xây dựng thị trấn Mường Lát sau sáp nhập

Tuyến đường trung tâm thị trấn khang trang.

Đến nay 10 khu, bản ở thị trấn đã được công nhận là khu bản văn hóa và 1.039 gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 1 cơ quan được công nhận cơ quan văn hóa kiểu mẫu, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí khu dân cư, gia đình văn hóa.

Theo ông Nhân, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Mường Lát tiếp tục kiên định mục tiêu đưa thị trấn mở rộng, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện vùng biên. Bởi thế, ngay từ đầu năm 2022 địa phương đã đưa ra những định hương cụ thể đối với từng lĩnh vực. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống tinh thần của người dân giữa thị trấn Mường Lát cũ và thị trấn mở rộng.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]