(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, ngành, xã vùng cao Thành Sơn, huyện Quan Hóa đang có những khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới.

Xã vùng cao Thành Sơn tin tưởng vào quá trình xây dựng nông thôn mới

Tận dụng tiềm năng, lợi thế cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, ngành, xã vùng cao Thành Sơn, huyện Quan Hóa đang có những khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới.

Xã vùng cao Thành Sơn tin tưởng vào quá trình xây dựng nông thôn mới

Xã vùng cao Thành Sơn, huyện Quan Hóa nhìn từ trên cao.

Cách đây 10 năm, để đến được với bản Pu - bản đặc biệt khó khăn của xã phải mất nửa ngày vật lộn trên con đường mòn quanh co, khúc khuỷu. Nay trở lại bản Pu, đi trên con đường được bê tông kiên cố mới thấy sự đổi thay của vùng đất nơi đây.

Vốn là bản đặc biệt khó khăn của xã Thành Sơn, năm 2022 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bà con bản Pu trồng thử nghiệm 1,5 ha cây gai xanh và chuyển một phần diện tích đất canh tác nương rẫy kém hiệu quả sang dự án trồng cây gỗ lớn. Đây được xem là hướng đi hiệu quả, bước đầu cây gai xanh được đánh giá hợp đất, phát triển tốt và cho thu nhập; còn diện tích cây gỗ lớn thuộc dự án cũng đang vươn mình xanh tốt. Bên cạnh trồng trọt, bà con bản Pu còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; con em đi xuất khẩu lao động…

Xã vùng cao Thành Sơn tin tưởng vào quá trình xây dựng nông thôn mới

Người dân bản Bước đầu tư phát triển sản xuất từ khi có điện.

Cũng là bản đặc biệt khó khăn của xã Thành Sơn, bản Bước cách trung tâm xã hơn 11 km. Bản được tạo đà khởi khắc kể từ khi thụ hưởng điện lưới quốc gia vào năm 2021. Chị Phạm Thị Tuyết cho biết, kể từ khi có điện, gia đình chị đã mở cửa hàng tạp hóa, sắm thêm 2 chiếc tủ bảo ôn để bảo quản đồ. Có điện sáng, 3 đứa con cũng không phải học bằng đèn dầu nữa.

Trò chuyện với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phạm Bá Duyệt cho biết: Thành Sơn có 7 thôn, bản thì có đến 5 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với các chính sách ưu đãi, đặc biệt là sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của bà con, chương trình xây dựng nông thôn mới tại các bản đã có những thành quả nhất định. Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn ước đạt 23 triệu đồng/năm.

Xã vùng cao Thành Sơn tin tưởng vào quá trình xây dựng nông thôn mới

Trường tiểu học xã Thành Sơn.

Trong xây dựng NTM, thực hiện chương trình khuyến khích, hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn của tỉnh và chương trình hỗ trợ xi măng của Công ty xi măng Long Sơn, Công ty xi măng Bỉm Sơn, xã đã được phân bổ 130 tấn xi măng cấp phát cho các bản làm đường giao thông nông thôn trong năm 2022. Ngoài ra, Nhân dân xây mới 6 nhà ở, 35 nhà vệ sinh, 15 chuồng nuôi gia súc, xây 85 bể xử lý rác thải sinh hoạt, cải tạo 6,5 ha vườn tạp, đồi tạp...

Về văn hóa, giáo dục, năm 2022 xã có 5/7 thôn, bản được công nhận bản văn hóa. Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt tỷ lệ 89,9%. Đặc biệt, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hoặc không đến lớp khi đến độ tuổi đi học giảm đáng kể.

“Đến nay xã đã đạt 8/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Dù còn nhiều khó khăn, song với tinh thần đoàn kết, biết tận dụng phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của địa phương; tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp, ngành, Thành Sơn sẽ có những bước phát triển trong thời gian tới”, Chủ tịch UBND xã Phạm Bá Duyệt cho biết.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]