(vhds.baothanhhoa.vn) - Tất bật bên những lồng cá chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch, niềm vui hiện rõ trên gương mặt của bà con Nhân dân thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) khi họ đang kỳ vọng về một lứa cá mang lại nguồn thu nhập cao.

Động lực cho người nuôi cá lồng, cá bè

Tất bật bên những lồng cá chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch, niềm vui hiện rõ trên gương mặt của bà con Nhân dân thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) khi họ đang kỳ vọng về một lứa cá mang lại nguồn thu nhập cao.

Động lực cho người nuôi cá lồng, cá bè

Sáng sớm, ông Đinh Xuân Phít (60 tuổi, ở khu phố Măng, thị trấn Cành Nàng) tay xách, nách mang đồ đoàn lỉnh kỉnh ra khu nuôi thả cá. Khi chúng tôi có mặt, ông khoe vừa cất bán được một mẻ cá trắm đen cho thương lái.

Ông Phít cho biết, kể từ khi hồ thủy điện Bá Thước 2 tích nước, bà con ở thị trấn Cành Nàng có thêm nguồn thu nhập ổn định từ nghề nuôi cá lồng. Thấy bà con trong khu phố “ăn nên, làm ra”, năm 2018 gia đình ông cũng mạnh dạn đầu tư hai bè cá để nuôi.

Tâm sự về nghề ông Phít nói: “Nếu nắm chắc kỹ thuật, nhất là việc phòng trừ dịch bệnh vào những lúc giao mùa, cũng như vấn đề môi trường được đảm bảo thì nghề nuôi cá lồng đang cho người nông dân nguồn thu nhập cao, bền vững”.

Để có thể gắn bó đến ngày hôm nay, bản thân ông Phít, từng chịu nhiều áp lực, có lúc đã tính bỏ nghề. Đó là khoảng thời gian đầu tháng 4/2021, trên sông Mã đoạn chảy qua địa bàn thị trấn Cành Nàng xảy ra hiện tượng cá lồng chết hàng loạt do bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.

“Bấy giờ, tất cả nguồn kinh phí đầu tư mất trắng, người thân, gia đình khuyên tôi bỏ nghề. Theo mọi người phân tích thì vấn đề môi trường ở đây không đảm bảo, không thích hợp để gắn bó với nghề. Tôi thì vẫn tin vấn đề môi trường sẽ được các cơ quan chức năng kiểm soát.” - ông Phít chia sẻ.

Trở lại với thực tại, ông Phít cho biết: Nghề nuôi cá lồng đang cho gia đình nguồn thu nhập ổn định, trung bình mỗi năm khoảng 100 triệu đồng.

Động lực cho người nuôi cá lồng, cá bè

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật đã hạn chế được những rủi ro trong quá trình nuôi thả cá lồng, cá bè

Với anh Nguyễn Văn Tài, khu phố 1 Lâm Xa, thì nhờ nghề nuôi cá lồng, gia đình anh Tài từ một hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Hiện, anh Tài đang nuôi chủ yếu 2 loại cá trắm cỏ, cá ké. Với giá bán hiện tại, cá trắm có giá 120 nghìn đồng/kg; cá ké là 500 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Theo thống kê, trên địa bàn thị trấn Cành Nàng có 86 hộ nuôi cá lồng, tập trung ở các khu phố như: Măng, Mốt, Hồng Sơn, Xuân Long... Chủ yếu nuôi các loại cá trắm cỏ, cá lăng, cá ké,...

Chủ tịch UBND thị trấn Cành Nàng Trịnh Văn Hùng khẳng định: Nghề nuôi cá lồng những năm gần đây đang được mở rộng và trở thành ngành nghề cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Để giúp cho bà con thị trấn cũng như các xã khác vùng ven hồ phát triển nghề nuôi cá lồng, UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

Bên cạnh đó, các hộ cũng được thụ hưởng nhiều chính sách từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Điển hình như dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hiện có 48 hộ thụ hưởng, tham gia.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]