(vhds.baothanhhoa.vn) - Lê Phụng Hiểu (không rõ năm sinh, năm mất) chỉ biết ông thọ 77 tuổi, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái (nay là thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa), là một trong những võ tướng ưu tú, kiệt xuất nổi danh thiên hạ, tên tuổi và công trạng của ông được người đời sau ca ngợi.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Lê Phụng Hiểu (không rõ năm sinh, năm mất) chỉ biết ông thọ 77 tuổi, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái (nay là thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa), là một trong những võ tướng ưu tú, kiệt xuất nổi danh thiên hạ, tên tuổi và công trạng của ông được người đời sau ca ngợi.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Khuôn viên khu di tích

Theo lời kể của các cụ cao niên trong xã, thì mẹ ông trong một lần vào rừng nhặt củi, phát hiện một bàn chân to, bà liền ướm thử, sau đó sinh ra ông (cuối thời Tiền Lê, năm 980 đến 1009).

Tương truyền, ông là người cao lớn, tướng mạo, có sức khỏe lạ thường, có niềm đam mê các môn võ thuật và là một đô vật nức tiếng của vùng. Ở vùng núi Bưng xưa kia lưu truyền câu chuyện Lê Phụng Hiểu từng nhổ tre đánh bọn cậy khỏe tranh ruộng của dân làng.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Đền thờ Lê Phụng Hiểu ở thôn Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn sau khi được tôn tạo lại

Sử sách chép lại, trong một lần tranh chấp địa giới ruộng vườn, người dân hai làng bên cạnh Kẻ Bưng là Cổ Bi và Đàm Xá lời qua tiếng lại. Làng Đàm Xá cậy có nhiều trai tráng ức hiếp, xâm lấn nhiều ruộng của Cổ Bi. Lúc đó, Lê Phụng Hiểu đã trưởng thành, ông nói một mình có thể đánh thắng làng Đàm Xá, lấy lại ruộng cho Cổ Bi. Dân làng mừng rỡ, bèn làm cơm khoản đãi Lê Phụng Hiểu. Thanh niên làng Đàm Xá thấy ông, kéo nhau ra tấn công, ông điềm nhiên nhổ bật cụm tre ven đường vung lên quật tới tấp. Dân làng Đàm Xá hoảng sợ bỏ chạy, buộc phải trả hết ruộng vườn cho làng Cổ Bi.

Bấy giờ, gặp dịp vua Lý Thái Tổ tuyển binh bổ sung Túc vệ (lính hầu và bảo vệ Hoàng đế), ông được chọn, nhờ võ nghệ siêu quần, lại siêng năng, tháo vát, dần dà thăng lên chức Vũ vệ tướng quân.

Sau khi vua Lý Thái Tổ mất, ba vương khác (con trai vua) là Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã đem quân vây hãm Cấm Thành hòng tranh quyền đoạt vị với Khai Thiên Vương (Thái tử Lý Phật Mã, là người được chọn kế vị ngai vương).

Lúc ấy, Lê Phụng Hiểu tuốt gươm sáng, chạy đến cửa Quảng Phúc thét lớn: “Các hoàng tử muốn tranh ngôi báu, không nghĩ đến Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, Phụng Hiểu xin dâng các ngài nhát kiếm này”. Tức thì, chém chết Vũ Đức Vương, làm Đông Chính vương và Dực Thánh vương xô nhau chạy thoát.

Dẹp xong loạn thế “Tam vương”, Phụng Hiểu chạy đến bên Phật Mã, Thái tử vui mừng, ca ngợi lòng trung thành, sự gan dạ hiếm thấy của ông, bèn lệnh ban thưởng. Sau khi lên ngôi, phong ông làm Đô thống thượng tướng quân, tước Hầu.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Ông Lê Minh Thiện, thủ từ trông coi khu di tích cho biết, đền thờ Lê Phụng Hiểu có từ rất lâu đời, trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu đến nay vẫn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý.

Năm 1044, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ thứ nhất, bên ngoài biên giới quân Chiêm Thành đang ra sức bóc lột, hà hiếp dân ta, Lê Phụng Hiểu được cử làm tướng tiên phong. Trong trận đánh quân Chiêm Thành tại cửa Đại Chiêm, vào sông Ngũ Bồ (sông Thu Bồn), ông chỉ huy quân xông trận chém giết rất nhiều quân Chiêm Thành, thu về nhiều voi trận.

Sau này, do lập nhiều công lao hiển hách, Phụng Hiểu được nhà vua ban thưởng. Ông tâu rằng, không muốn có thêm chức tước, chỉ mong được đứng trên núi Bưng (quê nhà) ném thanh đao, đao rơi xuống chỗ đất nào, thì xin vua ban thưởng làm sản nghiệp. Vua đồng ý.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Cách khu di tích không xa là lăng mộ thân mẫu Lê Phụng Hiểu nằm trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Xuân Sơn

Về quê, đứng trên ngọn núi Bưng, ông phóng ngọn đao xa đến hơn mười dặm, đao lớn rơi xuống đất Đa Mi (xã Hoằng Kim bây giờ), tính ra khoảng hơn nghìn mẫu ruộng. Từ đó, ruộng có tên “Thác đao điền”.

Ông Lê Hùng Mạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa cho biết, xét thấy khu di tích Quốc gia đền thờ Đức Thánh Lê Phụng Hiểu xuống cấp, UBND huyện Hoằng Hóa có tờ trình và được UBND tỉnh phê duyêt dự án trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng (trong đó vốn tỉnh là 8 tỷ, còn lại vốn ngân sách huyện, xã và kêu gọi xã hội hóa). Tháng 7-2019, một số hạng mục được tiến hành thi công, đến nay khu nhà tiền bái, đại bái, hậu cung đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Một số hạng mục khác như tường rào, sân, cổng khu di tích dã xuống cấp nhưng chưa được trùng tu, xây dựng do ngân sách địa phương có hạn.

Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm

Hai ngọn núi Bưng, tượng trưng cho hai bó củi trong truyền thuyết dân gian về Lê Phụng Hiểu. Tương truyền, trên đỉnh ngọn núi Bưng phía Tây hiện còn vết tích chùa xưa, nơi hồi nhỏ Lê Phụng Hiểu từng được sư trụ trì dạy võ

Đến nay xung quanh thân thế và sự nghiệp của Lê Phụng Hiểu vẫn có rất nhiều giai thoại, bởi ông luôn hòa quện giữa nhân vật dân gian và nhân vật lịch sử.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]