Đừng để lì xì trở thành “món nợ”
Lì xì (hay còn gọi là mừng tuổi) đã trở thành một phong tục đặc trưng, không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung.
Không rõ tập tục lì xì xuất hiện từ bao giờ, nhưng từ bao đời nay người Việt vẫn lưu giữ nét văn hóa này trong dịp Tết Nguyên đán. Từ khoảng thế kỷ 20, mỗi dịp chuẩn bị đón Xuân, người người, nhà nhà ngoài lo sắm Tết sẽ chuẩn bị những đồng tiền có mệnh giá rất nhỏ mang tính chất tượng trưng như năm xu, một hào hoặc đồng tiền giấy nhưng phải mới, phẳng phiu. Bắt đầu từ thời điểm giao thừa đến mồng 1, mồng 2... gia đình, người thân lại quây quần, đoàn tụ, chúc tụng và mừng tuổi nhau. Đầu tiên là cháu con mừng tuổi ông bà, cha mẹ mong được sống lâu trăm tuổi. Sau đến ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại con cháu, mong con cháu chăm ngoan, học giỏi... Họ thường sẽ nâng niu đồng tiền may mắn đó trong cả năm; không quan trọng mệnh giá tiền là bao nhiêu, nhưng đó là đồng tiền may mắn, thể hiện thịnh tình, tình cảm của người mừng tuổi.
Phong tục tặng bao lì xì cho trẻ em của người Việt Nam vốn đầy ý nghĩa. Ảnh minh họa
Xã hội ngày càng phát triển, dường như Tết đã và đang trở thành gánh nặng, nỗi lo của nhiều gia đình trẻ. “Ngày Tết ngoài lo sắm sửa cành đào, cây quất, đồ ăn thức uống lại còn phải “cõng” thêm khoản lì xì cháu chắt. Mà giờ có phải mỗi trẻ nhỏ nhận lì xì đâu, cứ được nhận lì xì lại phải lo lì xì lại cho bằng người ta. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh dẫu biết có nhiều mừng nhiều có ít mừng ít nhưng đôi khi nhận mà không cho lại bằng hoặc cao hơn cũng cảm thấy gánh nặng. Trẻ con bây giờ nó cũng biết phân biệt mệnh giá tiền lắm, mừng ít 10, 20 nghìn chúng nó chê ít, không lấy đâu...”, chị H. (trú tại phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) bộc bạch.
Ngoài ra, còn có kiểu mừng tuổi trả nợ, anh T. (trú tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) tâm sự: “Đúng là tiền mừng tuổi nó như cái “cái nợ đồng lần” người ta mừng con mình rồi mình lại mừng lại con người ta y như vậy. Vốn dĩ nó là một tập tục đẹp nhưng đôi khi chính người lớn chúng ta lại khiến đặt giá trị vật chất của tiền mừng tuổi dần trở nên quan trọng hơn những giá trị tinh thần mà nó đem lại vào dịp năm mới. Gần Tết, khắp mạng xã hội không khó để bắt gặp các bài viết đăng ảnh con cái với dạng như: “Cây ATM của gia đình cháu”, “Trụ cột của gia đình năm nay trong dịp Tết”, “Giúp bố mẹ hồi vốn"... dẫu biết đây chỉ là những trò đùa của các bậc cha mẹ, tuy nhiên biết đâu chính nó lại ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của trẻ thơ khi không ít những đứa trẻ đã chuẩn bị sẵn tâm lý “thu hoạch”, “kiếm chác” vào dịp Tết. Có lẽ vì vậy mà tâm lý sợ Tết, lo đến Tết phải đi mừng tuổi nhiều cũng là hiện tượng phổ biến của không ít gia đình hiện nay.”
Phong tục vẫn rất đẹp, chỉ có người thực hành là đang làm biến tướng đi nét đẹp văn hóa vốn có của nó. Ảnh nguồn Internet
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; song, phong tục lì xì đang bị biến tướng, “thương mại hóa” và “nặng mùi” tiền bạc. Chính vì điều này, mà nhiều đứa trẻ có suy nghĩ người mừng tuổi nhiều chắc chắn là người tốt, hào phóng, người “sống đẹp”, người mừng tuổi ít là người keo kiệt, bủn xỉn, thậm chí đáng khinh. Thế nên câu chuyện mừng tuổi ngày Xuân đã trở thành nỗi “kinh hoàng” của nhiều người, nhiều khi tiền dành dụm, tích cóp vợ chồng con cái nhịn ăn, nhịn mặc, chi tiêu dè xẻn cả năm nhưng lại tiêu tốn hết vào việc mừng tuổi. Và, một bộ phận người trẻ không có tiền mừng tuổi không dám đi chúc Tết mọi người vì cảm thấy xấu hổ.
Sắc Xuân đang về trên khắp các nẻo đường, thay vì vò đầu bứt trán, bận lòng trước câu hỏi: “Tết này lì xì bao nhiêu” thì sao chúng ta không dành thời gian lựa chọn những phong bao độc đáo, những thông điệp ý nghĩa hay những món quà để trao tặng nhau mỗi khi Tết đến Xuân về. Hãy trả phong tục lì xì về đúng ý nghĩa vốn có của nó; đừng để giá trị đằng sau mỗi phong bao lì xì trở thành thước đó của mối quan hệ, gánh nặng và áp lực kinh tế cho mọi người.
Phú Lan
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-02-09 07:59:00
Tết no ấm với người Dao ở bản Suối Tút
Chợ tết miền thượng du
Nhọc nhằn mưu sinh ngày cận tết
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm tại chỗ
“Chuyến xe yêu thương” đưa người bệnh về quê đón Tết
Đa dạng thị trường giỏ quà Tết
Điện lực Khu vực Như Thanh - Như Xuân đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Tết của những người chăm lo việc Đảng, việc dân
Hiệu quả từ các mô hình giảm nghèo tại Thạch Thành
Ngày mới ở bản Pa