Đừng vì một vài cá nhân mà đánh đồng nhân cách cả một vùng miền
Cụm từ “phân biệt”, “kỳ thị” vùng miền đem lại những nỗi ưu phiền cho không ít người, đặc biệt là người dân các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Đừng để “Con sâu làm rầu nồi canh”
Vài ngày qua, mạng xã hội xôn xao về vụ việc tài khoản Tiktok Xe lăn Vlog tên thật là V.M.L 28 tuổi, quê Thanh Hoá, kỹ sư công nghệ thông tin, hiện sống và làm việc tại Hà Nội, một người khuyết tật phải ngồi xe lăn – chia sẻ câu chuyện buồn mà anh trải qua, gây nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng.
Theo đó, trong bài viết nam Tiktoker ngồi xe lăn này cho biết đã hai lần bị từ chối phục vụ khi đi ăn phở ở Hà Nội chỉ vì lý do “ngồi xe lăn” và dùng lời lẽ miệt thị khiến cho “bữa ăn nghẹn ứ ở cổ, thật khó nuốt”.
Song song với hàng loạt bình luận “tấn công” cá nhân nam Tiktoker thì xuất hiện nhiều bình luận dưới bài viết thể hiện rõ sự phân biệt người dân Thanh Hoá “một cách vô lí”, thậm chí nhiều bình luận “độc hại” đã hằn sâu hơn vào vấn đề này.
Bài viết đã được ẩn sau khi nhận nhiều sự phẫn nộ từ công chúng. Ảnh chụp màn hình
Là một người Thanh Hoá, tôi vẫn thường hay được nghe câu “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu à?”, “Không giao lưu/làm việc/ở cùng với người Thanh Hoá đâu”...
Hình ảnh người Thanh Hoá thường gắn mác với những lời lẽ “miệt thị” không thương tiếc như: “keo kiệt”, “bủn xỉn”, “xấu tính”, “lúc nào cũng nghĩ cho bản thân”... và những câu chuyện khác không rõ nguồn gốc. Câu nói: “Trai Thanh, gái Nghệ” vẫn hàng ngày tồn tại, đánh đồng tất cả những người ở dải đất miền Trung chúng tôi. Một điều mà người Thanh Hoá không thể phủ nhận rằng vẫn tồn tại những “con sâu” như câu chuyện của anh V.M.L nó không chỉ có khả năng “hất đổ” nồi cơm của một, hai nhà hàng và nét văn hoá của Thủ đô nghìn năm văn hiến mà còn đã, đang làm cho hình ảnh dân Thanh Hóa trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Những hội nhóm kỳ thị người dân Thanh Hóa xuất hiện dày đặc trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)
Bạn Th – sinh viên Trường Đại học Xây dựng bày tỏ: “Bản thân mình thấy việc lấy một cá nhân để quy chụp, đánh giá một vùng miền là cách nhìn phiến diện một chiều. Bởi, ở đâu cũng có người này, người kia, đôi khi những bình luận, bài viết trên các trang mạng xã hội chỉ đang theo “hiệu ứng đám đông” có người chưa chắc đã gặp và tiếp xúc với người ở địa phương ấy, nhưng vì nghe bạn bè mình nói vậy, người thân mình nói vậy hay đơn giản chỉ là hùa theo vậy rồi dần già tạo nên “bức tường” ngăn cách các vùng miền với nhau.”
Không biết định kiến về người miền Trung có từ bao giờ, xuất phát từ đâu, nhưng ở vùng miền nào cũng có những người tốt, người xấu. Chúng ta sinh ra không ai hoàn hảo, ai cũng có những cái hay, cái dở, cái ưu, cái nhược, không ai vẹn toàn. Nếu kỳ thị vùng miền, thì có lẽ chỉ người dân vùng nào giao tiếp với người dân vùng ấy. Vì nhắc đến người Nam Định, người ta nói là dân “hai ngón”. Người Hải Phòng lại bị cho là đầu gấu, ghê gớm... Phải chăng điều này cũng là do nhiều người chưa có cái nhìn toàn diện về các vùng miền khác?
Lối suy nghĩ đánh giá người khác theo kiểu cực đoan “vơ đũa cả nắm” đang dần ăn sâu vào nhận thức một bộ phận người, tạo thành một xu hướng giao tiếp trong đời sống khiến cho các bạn trẻ sinh ra, lớn lên ở các vùng miền này phải đối diện với vô số lời trêu đùa, chế nhạo về quê hương mình trong suốt thời gian qua. Để rồi từ những lời nói ảo, câu nói bông đùa nhưng tổn thương lại là thật và nó không chỉ gây mất đoàn kết giữa các vùng miền mà còn nảy sinh những hệ lụy lâu dài nếu không được nhận thức lại.
Những thông báo mang tính “kỳ thị” vùng miền tại các cơ sở tuyển dụng. Ảnh nguồn internet
Anh Đ – công nhân lao động xa quê chia sẻ: “Thực chất, việc cầm hộ khẩu ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đi xin việc bị “loại” từ vòng gửi xe là có vì bản thân tôi cũng đã từng bị như vậy. Chưa bàn đến tay nghề, kinh nghiệm, nhưng khi mình là người của những vùng miền bị “kỳ thị” đã khiến nhiều anh em như chúng tôi phải từ bỏ “giấc mộng” kiếm việc ở đô thị lớn để trở về quê nhà. Dĩ nhiên, việc kỳ thị này họ không thể hiện ở những tiêu chí tuyển dụng và không tỏ thái độ; tuy nhiên, họ có nhiều cách “ngầm” để loại các hồ sơ này. Xét cho cùng, có thể vì một hoặc một vài nhân tố.
Đã đến lúc cần thay đổi
Theo đó, đối với trường hợp các cá nhân tổ chức lên mạng chửi mắng, lăng mạ người khác có hành vi chia rẽ vùng miền, dân tộc, phá hủy khối đại đoàn kết dân tộc, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ. Khi đầy đủ bằng chứng cấu thành tội phạm thì có thể truy tố trước pháp luật theo Điều 87 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Các cơ quan an ninh cần điều tra, tìm ra chủ nhân của những trang facebook này để xem xét, tùy mức độ, hành vi mà có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.
Ảnh minh họa
Mặt khác, dưới góc độ pháp lý, vô tình hay cố ý thì lời nói mỉa mai phân biệt có thể xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tập thể; người phân biệt có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, căn cứ Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung, nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nặng thì phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 5 năm tùy vào mức độ, hành vi vi phạm, ngoài ra người phạm tội có thể chịu các hình phạt bổ sung.
Chúng ta đều là “anh em” một nhà, sinh sống trên mảnh đất hình chữ S cùng gọi nhau 2 tiếng thân thương “dân tộc” cớ sao lại để xa cách nhau bằng cụm từ “phân biệt”, “kỳ thị” vùng miền. Mỗi người chúng ta không ai có quyền được lựa chọn vùng miền sinh ra, bố mẹ, hoàn cảnh gia đình; nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách sống, cách cư xử, hành xử sao cho đúng chuẩn mực. Ở đâu cũng có người tốt, người xấu đừng vì bất mãn với một cá nhân mà dùng lời lẽ xúc phạm đến quê hương của người khác. Hãy sử dụng bình luận, nút like, share của của mình thật văn minh để góp phần tạo ra một môi trường mạng “sạch”, lành mạnh, nơi mọi người chia sẻ, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp.
Lan Phú
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-01-22 14:24:00
Người “truyền lửa” ở bản Pùng
Tuổi trẻ Thanh Hóa hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Rủ nhau xuống chợ Nhi Sơn
Công an huyện Như Thanh tăng cường xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn
“Vựa” đào những ngày giáp Tết
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Lạc bước ở Son - Bá – Mười
Điện về thắp sáng bản nghèo
Niềm vui cuối năm
Cuối năm đi chơi chợ phiên