(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong thời đại số, việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo nếu người dân không kịp trở tay.

Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN

Trong thời đại số, việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo nếu người dân không kịp trở tay.

Nhiều người dân đã trở thành nạn nhân của những chiêu trò giả mạo EVN để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, mới đây vụ việc của chị L.T.T (trú tại phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) như một lời cảnh tỉnh đối với người dân.

Chị T chia sẻ: “Tôi nhận được điện thoại của đối tượng tư xưng là nhân viên điện lực thông báo gia đình tôi đang sử dụng chung công tơ điện với gia đình chị H là hàng xóm. Vì vậy, nhân viên này đề nghị tôi tải ứng dụng Epoint EVN để được hưởng ưu đãi lên đến 60% chi phí khi xảy ra sự cố hư hỏng, cháy nổ và nếu cần hỗ trợ thì liên hệ với nhân viên kỹ thuật. Đối tượng hướng dẫn tôi kết bạn Zalo, truy cập đường link hoặc mã QR để làm theo hướng dẫn. Nhưng khi tôi nhấn vào đường link thì vài phút sau tài khoản ngân hàng bị trừ hết sạch 20 triệu đồng. Tôi đã báo ngay cho cơ quan công an gần nhất".

Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN

Cảnh báo lừa đảo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hay như trường hợp của chị H (trú tại phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa): "Khoảng cuối tháng 3 vừa rồi, tôi nhận được cuộc gọi từ số máy lạ, giọng người phụ nữ rất dứt khoát, tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của EVN. Cô ấy bảo gia đình tôi nợ tiền điện hơn 3 triệu đồng trong 3 tháng liên tiếp và sẽ bị cắt điện nếu không thanh toán ngay hôm đó. Tôi hoang mang, vì vẫn thấy điện sinh hoạt bình thường, nhưng nghe cách họ nói rất chuyên nghiệp, lại đọc đúng tên, địa chỉ của tôi, nên tôi tin mà chuyển khoản đúng với số tiền họ yêu cầu. Lúc sau tường thuật lại câu chuyện với chồng tôi mới biết mình bị lừa đảo".

Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN

Cảnh giác với những số điện thoại lạ kẻo mất tiền oan.

Dưới góc độ pháp lý, tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội có thể bị xử phạt ít nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp tính chất nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù 2 - 7 năm khi thuộc một trong các trường hợp phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN

Ứng dụng giả mạo Tập đoàn điện lực.

Nhằm nâng cao cảnh giác, phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát đi cảnh báo đến người dân: Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập đường link lạ và liên kết tài khoản ngân hàng với ứng dụng lạ.

Tổng công ty Điện lực chỉ tiến hành giao dịch qua các kênh chính thống, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền.

Khách hàng nên lựa chọn các kênh thanh toán tiền điện an toàn như: Qua ngân hàng (thanh toán tự động, Internet banking hoặc Mobile banking); ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến (như Viettel Money, VNPT Money, Vnpay, Momo...).

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]