(vhds.baothanhhoa.vn) - Rất xúc động trước câu chuyện, những tình cảm đặc biệt mà cô học trò nghèo năm nào giờ đây là đồng nghiệp, cô Phạm Thị Thơ, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân chia sẻ: “Không gì so sánh được với niềm hạnh phúc khi biết học trò của mình đã vững bước, thành công với ước mơ của mình. Hành trình từ cô học trò nghèo Nguyễn Thị Niên năm nào giờ đây trở thành đồng nghiệp với tôi đó là món quà quý giá nhất nhân ngày 20-11 này”.

Chia sẻ ấm lòng về “hành trình” đặc biệt của cô học trò nghèo trở thành đồng nghiệp

Rất xúc động trước câu chuyện, những tình cảm đặc biệt mà cô học trò nghèo năm nào giờ đây là đồng nghiệp, cô Phạm Thị Thơ, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân chia sẻ: “Không gì so sánh được với niềm hạnh phúc khi biết học trò của mình đã vững bước, thành công với ước mơ của mình. Hành trình từ cô học trò nghèo Nguyễn Thị Niên năm nào giờ đây trở thành đồng nghiệp với tôi đó là món quà quý giá nhất nhân ngày 20-11 này”.

Chia sẻ ấm lòng về “hành trình” đặc biệt của cô học trò nghèo trở thành đồng nghiệp

Cô Phạm Thị Thơ cùng các học trò.

Gặp cô Thơ trước giờ lên lớp trong tiết trời se lạnh giữa đông. Cô giản dị, hoạt ngôn và toát lên là một phụ nữ có gu ăn mặc. Cô Thơ bảo hơn 20 năm trong nghề có nhiều ký ức với học trò, nhưng trường hợp của Niên là một trong những học trò để lại cho cô nhiều kỷ niệm. Đó là “chuyến đò” mà cô Thơ đã đưa cô học trò Niên cập bến hơn 10 năm trước tại ngôi trường THPT Trần Khát Chân (huyện Vĩnh Lộc), nay Niên đã là một giáo viên của một trường THPT ở tỉnh Tây Ninh.

Hôm rồi, Niên có gửi qua Facebook chia sẻ câu chuyện “Lỡ hẹn với Bình Dương” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 tới tôi. Câu chuyện về hành trình của em có mình trong đó để lại cho tôi nhiều xúc cảm, được sống lại những tháng năm kỷ niệm về cô học trò nghèo năm nào với ý chí, nghị lực vượt lên khó khăn để thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng.

Học trò Niên chia sẻ câu chuyện về dòng người dắt díu nhau rời Bình Dương về quê Thanh Hóa trong những ngày gần đây, trên những chiếc xe máy cà tàng, oằn mình chở cả gia đình ba bốn người, có cả bà bầu, cả trẻ em… Và có lẽ, nếu không có cô thì biết đâu ngày hôm nay Niên sẽ chẳng có cơ duyên làm “người lái đò” mà sẽ là một trong số những bà mẹ đang ôm đứa con trên hành trình hồi hương kia!…

Chia sẻ ấm lòng về “hành trình” đặc biệt của cô học trò nghèo trở thành đồng nghiệp

Cô Thơ và cô học trò nghèo Nguyễn Thị Niên. (Ảnh tư liệu)

Theo cô Thơ, dù gia đình rất nghèo nhưng bố mẹ của Niên lại khuyến khích con đi học chứ không đi Bình Dương giống nhiều thanh niên lúc bấy giờ. Nhận thấy Niên là một học trò có cảm nhận về văn chương khá tinh tế, cô Thơ đã quan tâm dìu dắt, chú ý đến em hơn.

Cô Thơ nhớ có một lần Niên hỏi: Muốn dạy văn như cô thì em phải thi vào trường gì? Khi đó cô đã hướng dẫn Niên thi một số trường vừa sức. Thế nhưng, năm ấy Niên đã mạnh dạn thi vào trường Đại học sư phạm Hà Nội - một trường được coi là “quá sức” với một học sinh trường bán công như Niên. Mùa thu năm ấy, Niên đã làm nên “kỳ tích” khi đậu vào khoa Văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội với số điểm cao.

Đến giờ cô Thơ mới hay biết, cô là người đã đập tan dự định Nam Tiến của Niên bằng trái tim ấm áp, tình yêu bục giảng của một người “gieo chữ”.

Trò Niên chia sẻ trong câu chuyện của mình: “Tôi đã lỡ hẹn với Bình Dương, nhưng nhờ có cô, tôi đã bén duyên với quê hương thứ hai của tôi là mảnh đất Tây Ninh trên cương vị là một giáo viên Ngữ văn trường THPT Tân Châu chứ không phải một nữ công nhân lành nghề ở bất kì khu công nghiệp nào cả. Một lời cám ơn chẳng thể nào nói hết được nỗi lòng của tôi trước công ơn của cô… Tôi chỉ muốn nhắn gửi đến cô một điều: “Cô là người cô tuyệt vời nhất của em!”.

Kết thúc câu chuyện, Niên kể: Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, Niên đã chiếu cho các học trò của mình hình ảnh đoàn người đang vội vã rời khỏi các thành phố lớn và hỏi cảm xúc của các em khi xem hình ảnh. Lớp học lặng xuống bởi xót xa, thương cảm là cảm xúc chung của tất cả các em. Các em có thấy cô trong đoàn người ấy không? Câu hỏi của tôi khiến các em ngơ ngác vì cô của bọn chúng đang ở ngay trước mặt cơ mà. Giọng tôi lặng xuống: Lẽ ra cô sẽ là người mẹ nào đó trong đoàn người tha phương kia các em ạ.

Chia sẻ ấm lòng về “hành trình” đặc biệt của cô học trò nghèo trở thành đồng nghiệp

Câu chuyện “Lỡ hẹn với Bình Dương” mà học trò cũ Nguyễn Thị Niên gửi tới cô Thơ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Nhưng không, trò Niên may mắn hơn rất nhiều người trong đoàn người hồi hương những ngày ngầy đây bởi đã gặp được những người “gieo chữ” nhiệt huyết và say nghề trong đó có cô Thơ.

Còn với cô Thơ, thành công của học trò là đóa hoa tươi thắm luôn tỏa hương trong mỗi dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Chia tay cô Thơ khi tiếng trống trường báo hiệu đến giờ cô lên lớp. Cô vội vàng cầm quyển giáo án, tạm biệt tôi, trong ánh mắt của cô rạng lên niềm hạnh phúc.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]