(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 9h, căn phòng trên tầng hai của gia đình chị Lê Thị Hòa ở TP. Thanh Hóa ồn ã bởi tiếng khóc đòi mẹ của đứa con gái gần 4 tuổi. Chị phải dừng công việc, sang với con, cho con xuống nhà ăn sáng rồi lại “lùa” lên phòng.

Cho con đi học an toàn hay chờ an toàn rồi mới đi học?

Hơn 9h, căn phòng trên tầng hai của gia đình chị Lê Thị Hòa ở TP. Thanh Hóa ồn ã bởi tiếng khóc đòi mẹ của đứa con gái gần 4 tuổi. Chị phải dừng công việc, sang với con, cho con xuống nhà ăn sáng rồi lại “lùa” lên phòng.

Cho con đi học an toàn hay chờ an toàn rồi mới đi học?

Lớp học thưa thớt học sinh vì phụ huynh lo sợ dịch bệnh không cho con đến lớp.

Từ trước Tết nguyên đán đến nay chị Hòa quanh quẩn hàng ngày với con sau khi lớp con gái phát sinh F0 là bạn học và sau đó là cô giáo. Không có ông bà giúp, công việc của chồng bận rộn, chị Hòa xin làm việc từ xa để kết hợp trông con. Chị bắt đầu ngày mới lúc 6h30: đi chợ, mua đồ ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa rồi làm việc… và kết thúc một ngày lúc 23h khi cơ thể đã rệu rã.

Không có ai chơi cùng, đứa bé thỉnh thoảng lại ì èo. Chán vẽ, bé sẽ chạy ra chỗ mẹ nghịch máy tính. Bị mẹ mắng, bé khóc toáng lên. Nhà như chợ vỡ. Những khi có việc cơ quan gấp, chị đành mở tivi để con ngồi yên. Hằng ngày, cô bé chỉ có thể giải trí bằng tivi, điện thoại. Ở nhà lâu ngày, chị Hòa nhận thấy con hay cáu gắt, nói lắp bắp thiếu tự tin và đi lòng vòng trong nhà để giải tỏa năng lượng. Chị muốn gửi con về quê cho có không gian nhưng bà ngoại nhiễm COVID-19 phải cách ly tại nhà.

Hơn nửa tháng lớp học ngừng hoạt động, các ca F0 có kết quả âm tính, cô giáo chủ nhiệm tham khảo ý kiến phụ huynh để quyết định việc mở lại lớp học. Tuy nhiên những ngày gần đây, số ca mắc liên tục tăng cao. Chị Hòa cũng như nhiều phụ huynh khác lo sợ không biết có nên cho con đi học trong thời gian này hay không. Một cuộc tranh luận nổ ra trong nhóm chát kín của phụ huynh trong lớp. Nhiều người nói xin cho con ở nhà vì chưa thấy an toàn. Có người nói luôn: “Tôi không muốn đem con mình ra đặt cược với COVID-19”.

Cuộc tranh thuận kết thúc, gần 10 phụ huynh đồng ý cho con đi học, trong đó có chị Hòa.

“Là một phụ huynh, tôi cũng sợ lắm chứ. Nhưng nếu chỉ vì sợ mà cấm không cho con đi học, gặp bạn bè, thầy cô thì thật thiệt thòi và thương các cháu. Học sinh cần được đi học an toàn chứ không phải chờ an toàn rồi mới đi học”, chị Hòa chia sẻ.

Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, nếu xem xét kỹ ở góc độ tâm lý, trẻ dưới 6 tuổi cần được chú trọng phát triển ngôn ngữ, vận động, nhận thức, tương tác và cảm xúc xã hội. Ở lớp, trẻ có thể nói những chuyện không đầu cuối cả ngày nhưng vẫn vui vẻ. Đó là do chúng có sự giao tiếp ngang bằng, giúp dễ hiểu và học hỏi nhau. Nếu chỉ ở nhà, trẻ sẽ nghe và tiếp nhận rất ít ngôn ngữ. Người lớn thường mất kiên nhẫn, dễ nổi cáu, dẫn tới việc con vừa được nghe ít, lại không có cơ hội giao tiếp.

Tại lớp, các cô có những bài học về nhận thức, đồ chơi theo chủ đề, có những bài thơ, bài hát hay câu chuyện để thu hút sự tập trung và tạo hứng thú. Nhưng ở nhà, trẻ không tập trung, thiếu tương tác với bạn và đồ chơi cũng thiếu đa dạng, làm hạn chế sự tiếp nhận của các con.

Đi học, các con cũng được vận động nhiều hơn, không chỉ để rèn luyện thể chất, phát triển cơ bắp, mà còn tác động hoàn thiện hệ thần kinh và tâm lý qua các hoạt động như vẽ, viết, chơi đất nặn, cắt, dán. Trong khi nếu ở nhà, bố mẹ gặp khó khăn trong việc dạy trẻ khiến kỹ năng này thường bị bỏ qua. Và tất nhiên, trẻ cũng bị thiệt thòi về giao tiếp nếu không đi học.

Đi học hay không phụ thuộc vào quyết định của từng gia đình, nhưng bố mẹ nên tham khảo tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới. Ngoài một số trường hợp có bệnh nền, phần lớn các ca mắc ở trẻ đều không ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi, ở môi trường nào, trẻ cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Trong thời buổi dịch bệnh hoành hành và không biết bao giờ mới kết thúc, điều các em cần học là cách thích ứng, vì muốn trốn cũng đâu thể trốn mãi được, nếu có sự trợ giúp của người lớn, các em sẽ hiểu các nguy cơ và phòng bị thay vì sợ hãi.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]