(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 1 tháng qua, học sinh các cấp mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Do thời gian nghỉ kéo dài đang gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của giáo viên và hoạt động của các cơ sở giáo dục tư thục tại Thanh Hóa. Dự báo nếu thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài, không ít cơ sở giáo dục tư thục sẽ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ sở giáo dục tư thục lao đao vì dịch bệnh Covid-19

Hơn 1 tháng qua, học sinh các cấp mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Do thời gian nghỉ kéo dài đang gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của giáo viên và hoạt động của các cơ sở giáo dục tư thục tại Thanh Hóa. Dự báo nếu thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài, không ít cơ sở giáo dục tư thục sẽ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Lao đao vì covid-19

Hơn 1 tháng không có nguồn thu nhưng vẫn phải trả tiền thuê mặt bằngvà những chi phí khác như bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh... tại 4 cơ sở, chủ đầu tư Hệ thống trường Mầm non song ngữ thực hành Talent Kids (TP Thanh Hóa) đã không thể trả lương cho cán bộ, nhân viên, giáo viên. Đã có 3 giáo viên của trường xin thôi việc và số người nghỉ việc chắc chắn sẽ còn tăng nếu trường tiếp tục không có khả năng trả lương cho giáo viên, nhân viên.

BàLê Thị Nguyệt - chủ Hệ thống Mầm non song ngữ thực hành Talent Kids chia sẻ: Chúng tôi sẽ hỗ trợ lương cho người lao động trong thời gian nghỉ học nhưng được thực hiện vào thời gian sau khi học sinh quay trở lại học, bởi khi đó mới có nguồn thu. Tuy nhiên, nếu thời gianhọc sinh nghỉ học vẫn tiếp tục kéo dài thì chúng tôi cũng không biết được điều gì sẽ xảy ra?!

Đối với Trường Mầm non tư thục Thanh Xuân Nam (TP Thanh Hóa), nhà trường hiện có 70 cán bộ, giáo viên, trong suốt thời gian nghỉ học, chủ đầu tư vẫn đóng bảo hiểm, hỗ trợ lương cho giáo viên, nhân viên với mức từ 1,5 - 2 triệu đồng/ người.

Bà Hoàng Thị Thảo - Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Thanh Xuân Nam cho biết: Mặc dù thời gian học sinh nghỉ học, mức hỗ trợ của chủ đầu tư không đủ trang trải cuộc sống, nhưng giáo viên của nhà trường vẫn rất yêu nghề, mến trẻ và mong muốn gắn bó với nghề. Do đó, nhiều cô giáo đã xoay sang làm nghề “tay trái”, người thì bán rau sạch, người bán hoa quả, bán hàng online... để tiếp tục duy trì cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn, chờ đến ngày được đi dạy trở lại.

Chia sẻ khó khăn mùa dịch

Hơn 1 tháng qua, học sinh khối tiểu học và THCS của Trường Tiểu học, THCS và THPT Đông Bắc Ga (TP Thanh Hóa) vẫn tiếp tục được nghỉ học do dịch Covid-19, riêng học sinh khối THPT mới đi học trở lại từ ngày 2/3. Việc học sinh nghỉ học trong thời gian qua khiến nhà trường không có nguồn thu. Tuy nhiên, nhà trường vẫn đảm bảo trả lương và các khoản bảo hiểm cho 117 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Bà Lê Thị Bích - Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT Đông Bắc Ga cho biết: Nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài, chúng tôi vẫn đảm bảo chi trả lương đầy đủ cho cán bộ, giáo viên đến hết năm. Sau đó, nếu dịch vẫn chưa hết chúng tôi sẽ vay ngân hàng để đảm bảo lương cho người lao động. Chỉ mong, trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng có hỗ trợ vay ưu đãi cho các trường tư thục để các trường vượt qua giai đoạn khó khăn để khôi phục, phát triển, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Tại Trường Mầm non Quốc tế Sakura (TP Thanh Hóa) các chế độ như bảo hiểm xã hội, chi trả nguyên lương cơ bản cho 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn được nhà đầu tư thực hiện đầy đủ.

Bà Trương Thị Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quốc tế Sakura cho biết: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc cho học sinh toàn trường nghỉ học và các khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác vệ sinh, khử khuẩn nhóm lớp, tự trang bị các trang thiết bị, đồ dùng vệ sinh để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn trong môi trường giáo dục của nhà trường... Do đó, nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ đối với hệ thống các trường ngoài công lập.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, những trường tư thục quy mô lớn đều hỗ trợ tiền lương cơ bản và đóng bảo hiểm đối với người lao động. Còn các cơ sở giáo dục tư thục quy mô vừa và nhỏ đang rất khó khăn và hầu như không có bất kỳ sự hỗ trợ nào đối với người lao động. Nhiều cơ sở phải tạm dừng hoạt động, giải tán nhóm lớp. Không ít người lao động tại các cơ sở giáo dục tư thục đã phải chủ động thôi việc hoặc tạm thời tìm kiếm công việc khác trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch Covid-19.

Trước khó khăn hiện nay, các cơ sở tư thục mong muốn được miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội; được tạo điều kiện tối đa để các trường ngoài công lập có thể vay vốn để duy trì hoạt động...

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]