(vhds.baothanhhoa.vn) - Với hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng những giáo viên "cắm bản" tại khu điểm trường lẻ bản Ón, Trường tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát đã không quản khó khăn, cực khổ đem “con chữ” đến với học sinh dân tộc thiểu số nơi vùng cao.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Với hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng những giáo viên "cắm bản" tại khu điểm trường lẻ bản Ón, Trường tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát đã không quản khó khăn, cực khổ đem “con chữ” đến với học sinh dân tộc thiểu số nơi vùng cao.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Từ TP.Thanh Hóa đến trung tâm huyện biên giới Mường Lát chừng 250 km, đi thêm hơn 20 km nữa chúng tôi mới đến được điểm lẻ trường tiểu học Tam Chung tại bản Ón, thuôc xã biên giới Tam Chung - một trong những bản xa xôi và nghèo khó nhất của huyện.

Con đường đến bản Ón với những con dốc dựng đứng, quanh co, khúc khuỷu, những hôm trời mưa một số đoạn đường trơn trượt, sình lầy rất nguy hiểm.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Bản Ón hiện có 115 hộ/668 khẩu, 100% người dân sinh sống là đồng bào Mông, hơn 90% là hộ nghèo, cuộc sống cực kỳ khó khăn, chủ yếu dựa vào nương rẫy, trợ cấp của Nhà nước. Cái đói, cái rét quanh năm bủa vây, bán riết lấy người dân nơi đây.

Thầy Vi Văn Chuân, Trưởng điểm lẻ tiểu học bản Ón là người có nhiều năm công tác tại đây chia sẻ: Khu Ón là điểm trường xa nhất của Trường tiểu học Tam Chung, cuộc sống bà con rất khó khăn, hàng năm để vận động các em đến trường là điều không dễ.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Khu Ón hiện có 89 học sinh/7 phòng học với 4 giáo viên nhiệt huyết, với mong muốn đem con chữ đến với học sinh đồng bào vùng cao. Các thầy vẫn hàng ngày miệt mài soạn giáo án để “gieo mầm tri thức.”

Thầy Chuân chia sẻ, xa nhà, xa gia đình lắm lúc cũng buồn, cuộc sống nơi đây vô cùng cực khổ, hàng ngày sau những giờ học các thầy giáo lại lên rừng hái măng, trồng thêm rau, nuôi ít gà, vịt cải thiện bữa ăn. Hôm mưa gió phải ăn cá khô với rau rừng, lúc ốm đau cũng chẳng biết trông cậy vào ai.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Theo thầy Ngân Văn Hội thì, khó khăn nhất là thay đổi nhận thức, tuy duy về học tập của học sinh, phụ huynh. Ở đây nhiều gia đình hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ cũng muốn con ở nhà làm nương rẫy, thậm chí lập gia đình sớm khi độ tuổi còn đang rất trẻ.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Trước đây học sinh điểm trường lẻ tiểu học bản Ón phải học tập dưới ngôi nhà mái lá, vách gỗ, nền đất, mùa mưa thấm dột, nhếch nhác. Năm 2018 cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi toàn bộ khu điểm trường, Nhà trường phải mượn tạm nhà văn hóa cho các cháu học tạm. Giờ đây, khu trường được các tổ chức thiện nguyện xây dựng bằng nhà tôn lắp ghép khá kiên cố, thầy trò nơi đây cũng phần nào yên tâm giảng dạy, học tập.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Hiệu trưởng Trường tiểu học Tam Chung Lê Xuân Viên cho biết, trường hiện có 6 điểm lẻ, trong đó điểm trường bản Ón xa, khó khăn nhất.

Trong tổng số 7 phòng học dành cho học sinh, các thầy tận dụng 2 phòng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện sinh hoạt, đi lại khó khăn, thiếu thốn, song thầy giáo nơi đây đã không ngừng cố gắng, nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các em có điều kiện đến lớp, đến trường.

Gian nan “cõng chữ” lên vùng biên giới

Dẫu biết hành trình “gieo chữ” của thầy, cô ở những bản làng xa xôi, khó khăn quả thực còn lắm chông gai, nhưng với niềm đam mê, lòng quyết tâm yêu mến trẻ, hi vọng thầy cô sẽ vững tin vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]