(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiền thân là Trường cấp 2 năng khiếu Thiệu Yên, đến nay, sau nhiều lần chuyển đổi tên gọi và địa giới hành chính, Trường THCS Lê Đình Kiên (huyện Yên Định) đã có một diện mạo mới và có bước ‘đột phá’ về chất lượng giáo dục toàn diện, trở thành một trong những trường trọng điểm hàng đầu của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường THCS Lê Đình Kiên: Niềm tự hào của giáo dục Yên Định

Tiền thân là Trường cấp 2 năng khiếu Thiệu Yên, đến nay, sau nhiều lần chuyển đổi tên gọi và địa giới hành chính, Trường THCS Lê Đình Kiên (huyện Yên Định) đã có một diện mạo mới và có bước ‘đột phá’ về chất lượng giáo dục toàn diện, trở thành một trong những trường trọng điểm hàng đầu của tỉnh.

Một góc Trường THCS Lê Đình Kiên.

Theo cô giáo Phạm Thị Lan - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Đình Kiên: “Với chức năng là giáo dục toàn diện cho học sinh về Đức - Trí - Thể - Mĩ và đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT; sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội... Tuy nhiên, áp lực mà nhà trường phải đối mặt cũng rất lớn, bởi làm sao để không chỉ là trường có chất lượng giáo dục dẫn đầu huyện mà còn phải trở thành một trường chất lượng giáo dục đứng trong tốp đầu của khối các trường THCS toàn tỉnh. Điều này không hề dễ, nhất là khi phần lớn học sinh của nhà trường đều cư trú ở địa bàn các xã, việc đi lại học tập vô cùng trở ngại; điều kiện cuộc sống của các thầy cô giáo đang ở giai đoạn con nhỏ cộng thêm công tác tuyển sinh xét theo học bạ đang còn bất cập đối với nhiệm vụ thực tế của nhà trường. Đó là chưa kể việc phối hợp các hoạt động tuyên truyền, văn nghệ - thể thao với địa phương và các tổ chức, đoàn thể trong huyện đã ảnh hưởng đến quỹ thời gian hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, yêu cầu của phụ huynh thì ngày càng cao trong khi các điều kiện của nhà trường lại chưa thể đáp ứng nhu cầu của một trường đặc thù...”.

Đứng trước những khó khăn kể trên, nhà trường đã tìm tòi nhiều giải pháp khắc phục. Đầu tiên, nhằm phục vụ cho việc dạy và học, nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện và nỗ lực huy động các nguồn lực từ xã hội. Nhờ đó mà đến nay, trường đã có 3 khu nhà hai tầng kiên cố và một khu bán trú đang xây dựng. Khuôn viên nhà trường được quy hoạch nhìn chung phù hợp với địa hình thực tế và ngày càng trở nên thân thiện, đẹp mắt hơn khi hệ thống cây xanh do thầy cô tự trồng đang dần cao lớn, đặc biệt rất thuận lợi cho những giờ học ngoại khóa, nhất là trong những ngày hè nóng nực.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ CBGV. Dù kinh phí và quỹ thời gian hạn hẹp, trường vẫn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên được tham gia học tập, tiếp cận các chuyên đề giáo dục; đồng thời tạo điều kiện về tài liệu, trang thiết bị dạy học, giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới và vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đến nay, trường đã có 21/22 giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện; 11/22 giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh. 100% giáo viên của nhà trường đều đã đạt chuẩn, trong đó 95,45% trên chuẩn. Số giáo viên có SKKN được công nhận cấp huyện, tỉnh luôn đứng đầu toàn huyện và có xu hướng năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt, bên cạnh những tiến bộ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ CBGV của nhà trường còn nhiệt tình, trăn trở trong công tác dạy và học; có tinh thần thương yêu, giúp đỡ học sinh cả trong học tập và cuộc sống. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần mang lại cho nhà trường những thành tích đáng kể về chất lượng toàn diện nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng.

Trong năm học 2016 - 2017, nhà trường có 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá, trong đó, loại tốt đạt 98,11% (tăng 3,98%). Tỷ lệ học lực giỏi đạt 59,31 % (tăng 13,52%); tỷ lệ học sinh trung bình giảm 3,38% và không còn HS yếu, kém; 100% đỗ THPT công lập (tăng 5,48%). Đáng nói là, mặc dù có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực do chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước nhưng trong năm học này, nhà trường cũng đã nỗ lực duy trì được 75 giải tỉnh, nâng tổng số giải cấp tỉnh đạt được sau 5 năm lên 373 giải (trong đó có 17 giải Nhất và 58 giải Nhì). Ngoài ra trường còn đạt tới 639 giải cấp huyện, cụm. Kết quả đó đã không chỉ giúp nhà trường giữ được truyền thống xếp thứ nhất toàn huyện mà còn vượt qua nhiều trường ở các huyện, thị có điều kiện khác để vươn lên đứng trong “top” đầu của tỉnh, trong đó có 2 lần xếp thứ Nhất toàn tỉnh.

Với thành tích nổi bật kể trên, tập thể và nhiều cá nhân của Trường THCS Lê Đình Kiên đã liên tục được nhận những danh hiệu và phần thưởng cao quý của các ngành, các cấp từ TƯ đến tỉnh. Tiêu biểu là được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX (2015); 1 cá nhân được tặng bằng khen về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Lễ kỷ niệm 85 năm thành lập ĐCSVN do Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức (2015); được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2016)... Đó thực sự là niềm hãnh diện, tự hào không chỉ của riêng ngành Giáo dục Yên Định mà còn là của tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]