Ước mơ trường mới của thầy, trò Trường tiểu học Phú Lệ
Với việc Trường tiểu học Phú Lệ phải dạy và học nhờ tại Trường THCS Phú Lệ, thời gian qua đã gây ra những bất cập trong chuyên môn cũng như sinh hoạt của 2 nhà trường.
Trường tiểu học Phú Lệ phải dạy và học nhờ tại Trường THCS Phú Lệ
Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Huy Hưng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Lệ, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa cho biết: Từ những năm 2014 - 2015 nhà trường đã được quy hoạch mạng lưới trường lớp học theo Kế hoạch 539/KH-UBND của huyện Quan Hóa về Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo miền núi giai đoạn 2013 - 2020”. Tuy nhiên từ đó đến nay dự án vẫn chưa thể thực hiện.
Hiện tại, nhà trường có 2 phân khu gồm khu chính và khu Đuốm, xây dựng từ những năm 2001 nên đã xuống cấp nghiêm trọng, nền móng bị sụt lún, lại nằm trong vùng thường xuyên bị ngập lụt… Trước thực trạng trên, năm học 2020 - 2021 hai khu trường đã phải di dời đến học nhờ tại Trường THCS Phú Lệ.
Trong khi đó cơ sở vật chất Trường THCS Phú Lệ cũng có những khó khăn nhất định.
Trải qua năm hoc 2020 - 2021 và bước sang năm học mới 2021 - 2022 thầy trò nhà trường phải rất vất vả để khắc phục những bất cập, duy trì hoạt động, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng theo thầy Hưng, việc học chung trường rất bất tiện, tạo nên những khó khăn cho cả 2 trường trong quản lý, kiểm soát cũng như triển khai thi đua, xây dựng. Đơn cử, giờ ra vào học giữa 2 cấp là khác nhau dẫn đến việc chồng chéo, sân chơi nhỏ hẹp không thể tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phòng ít nên nhà trường khó khăn trong việc tổ chức dạy học tăng cường.
Đối với hoạt động của Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường, mỗi khi tổ chức hội họp nhà trường, phụ huynh phải phân lịch sao cho không chồng chéo vào lịch của trường THCS là những bất tiện.
Bên cạnh đó việc dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hành cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do không có phòng học, cơ sở vật chất để tổ chức, triển khai.
“Mong muốn có một trường học mới để chủ động trong công tác dạy và học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia là niềm mong ước của cả thầy và trò trường tiểu học Phú Lệ”, thầy Hưng bày tỏ.
Mong ước của thầy và trò Trường TH Phú Lệ là có trường mới... nhưng phải chờ.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa Lê Đức Hiếu cho biết khó khăn, bất tiện khi thầy và trò Trường tiểu học Phú Lệ chưa có cơ sở vật chất nhà trường phải đi học nhờ là rõ. Tuy nhiên, giải pháp hiện tại là đang phải chờ sáp nhập xã để dôi dư cơ sở vật chất.
Sau khi xã Phú Lệ với xã Phú Thanh sáp nhập với nhau theo đề án thì những bất cập trên sẽ được giải quyết. Trường THCS Phú Lệ với Trường THCS Phú Thanh sẽ sáp nhập lại với nhau, như vậy sẽ dôi dư 1 trường, chuyển giao cho Trường tiểu học Phú Lệ.
Sơn Đình
{name} - {time}
- 2023-12-09 08:07:00
Giáo dục giới tính cho bạn trẻ: Quan tâm, chia sẻ để bạn trẻ “đi” đúng đường
- 2023-12-08 08:31:00
Thầy giáo vùng cao năng nổ, nhiệt huyết
- 2021-12-17 09:45:00
Điện sáng Cao Sơn
Khi phụ huynh đặt niềm tin ở các trung tâm dạy kỹ năng sống
Cảnh giác với những tệ nạn xung quanh trường học: Chuyện không cũ
Y tế học đường trong phòng, chống dịch COVID-19
Soạn giáo án theo Công văn 5512: Giáo viên phải linh hoạt
[Infographics] - Hơn 13% trẻ vị thành niên chung sống với rối loạn tâm thần
Mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo”
Nỗi niềm của thầy hiệu trưởng mầm non
Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường
Dạy và học trực tuyến ở khu vực miền núi: Trong nguy có cơ