(vhds.baothanhhoa.vn) - Xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) từ lâu đã trở thành một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn ở các địa phương. GĐVH đòi hỏi mỗi thành viên đều phải nỗ lực hoàn thiện mình, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau… Mỗi GĐVH sẽ là tấm gương, tạo hiệu ứng để gia đình khác phấn đấu, noi theo. Từ đó, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp, là nền tảng xây dựng xã hội văn minh.

Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của gia đình

Xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) từ lâu đã trở thành một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn ở các địa phương. GĐVH đòi hỏi mỗi thành viên đều phải nỗ lực hoàn thiện mình, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau… Mỗi GĐVH sẽ là tấm gương, tạo hiệu ứng để gia đình khác phấn đấu, noi theo. Từ đó, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp, là nền tảng xây dựng xã hội văn minh.

Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của gia đìnhCâu lạc bộ gia đình hạnh phúc thôn Thanh Hà (xã Lĩnh Toại, Hà Trung) tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình.

Phong trào xây dựng GĐVH là một trong những nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Cùng với phong trào xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, phong trào xây dựng GĐVH đã có sức lan tỏa rộng lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, mang lại nhiều thay đổi tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, tỷ lệ gia đình được công nhận GĐVH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2021 có 79,1% số hộ gia đình được công nhận GĐVH, năm 2022 con số này tăng lên 83,7% và năm 2023 có 89% số hộ gia đình đăng ký xây dựng danh hiệu GĐVH.

Trở thành GĐVH, trước tiên các thành viên trong gia đình phải nâng cao ý thức về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời phát huy được truyền thống tốt đẹp của gia đình. Theo đó, các sở, ngành đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng GĐVH, nếp sống văn minh. Việc xây dựng GĐVH, làng văn hóa trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma túy để công nhận GĐVH. Xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của pháp luật.

Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của gia đìnhHoạt động thiết thực góp phần nâng cao ý thức người dân về công tác gia đình.

Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình đầu tiên trong tỉnh được thành lập năm 2009. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 400 mô hình với 2.000 câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, thu hút trên 10.000 hội viên tham gia. Mô hình đặc biệt quan tâm chú trọng tới vệc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cấp xã và tổ chức sinh hoạt tại thôn, bản, tổ dân phố. Nội dung buổi sinh hoạt lồng ghép tuyên truyền cho hội viên về kỹ năng ứng xử, xây dựng lối sống văn hóa trong gia đình, vận động các thành viên trong gia đình nâng cao vai trò trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là các gia đình thuộc nhóm có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. Với các nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, nhiều mô hình ở các cấp được triển khai cũng thu hút được cả những đối tượng là nam giới tích cực sinh hoạt, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm về nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, những trường hợp đang có mâu thuẫn, xung đột được các thành viên chung tay tìm hướng giải quyết.

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương phát động nhiều phong trào thiết thực, xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với tình hình thực tiễn. Điển hình, hội cựu chiến binh phát động phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, ủy ban MTTQ triển khai phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Hội phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, hội nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”… Trong đó, hội phụ nữ các cấp thường xuyên tổ chức tọa đàm về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con em không phạm tội và tệ nạn xã hội. Xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ, như: “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, “Nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ”. Chị Lê Thị Lan Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo chính sách luật pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, cho biết: “Để phát huy vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, xây dựng mô hình, câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, vai trò, vị thế của bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 697 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, 1.048 câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, 223 “Nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ”... Từ đó, các hội viên phụ nữ được nâng cao nhận thức và phương pháp tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình, cách đối nhân, xử thế, giao tiếp, ứng xử, chăm sóc và giáo dục các thành viên gia đình. Đồng thời, giúp các thành viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thay đổi hành vi theo hướng tích cực và cùng chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của gia đìnhChị em phụ nữ xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp.

Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều GĐVH tiêu biểu trên các lĩnh vực, như: gia đình không bạo lực, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không tệ nạn xã hội, gia đình hiếu học, gia đình làm kinh tế giỏi… là những điểm sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Bài và ảnh: Phan Thị

Tin liên quan:
  • Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của gia đình
    Nhức nhối nạn bạo lực gia đình

    Với vai trò là “tế bào của xã hội”, gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà gia đình còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc... Gia đình hạnh phúc là nền tảng cho một đất nước phồn vinh.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]