(vhds.baothanhhoa.vn) - Lướt nhanh những dòng tin về tương lai nghề nghiệp trong vòng 10 năm tới hoặc xa hơn, dễ nhận ra có một xu hướng nghề nghiệp không lỗi mốt có liên quan đến giáo dục, triết học. Đúng là AI có phát triển bao nhiêu đi chăng nữa, thế giới có đổi thay thì những vấn đề cơ bản trong cách học, cách sống để thích ứng vẫn có chân giá trị riêng. Vì những lẽ ấy, cuốn sách “Cách dạy, cách học và cách sống trong thế kỷ XXI” của nhóm tác giả Daisaku Ikeda, Jim Garrison, Larry

Học cách học và học cách sống ở hiện tại

Lướt nhanh những dòng tin về tương lai nghề nghiệp trong vòng 10 năm tới hoặc xa hơn, dễ nhận ra có một xu hướng nghề nghiệp không lỗi mốt có liên quan đến giáo dục, triết học. Đúng là AI có phát triển bao nhiêu đi chăng nữa, thế giới có đổi thay thì những vấn đề cơ bản trong cách học, cách sống để thích ứng vẫn có chân giá trị riêng. Vì những lẽ ấy, cuốn sách “Cách dạy, cách học và cách sống trong thế kỷ XXI” của nhóm tác giả Daisaku Ikeda, Jim Garrison, Larry

Học cách học và học cách sống ở hiện tại

Hickman, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành được xem như một “ly trà nóng” thật hợp bối cảnh với nhiều người trong đó có tôi.

Theo lời nhà xuất bản, trong thế giới hiện nay, các nhà giáo dục trên thế giới tin rằng kỹ năng tư duy ứng dụng trong việc học tập lẫn nhau trong thực tiễn cuộc sống hiện đại là công cụ quan trọng và là một trong những phẩm chất, năng lực của công dân toàn cầu.

Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hình thức cuộc đối thoại cởi mở và đầy trách nhiệm giữa Tiến sĩ Daisaku Ikeda - học giả uyên bác người Nhật Bản và hai triết gia nổi tiếng người Mỹ là Jim Garrison và Larry

Hickman. Các chủ đề luận bàn là: vai trò của giáo dục trong đào tạo công dân toàn cầu, môi trường học tập, vai trò của học tập suốt đời. Một chủ đề khá thú vị đó là: làm thế nào để khoa học - kỹ thuật có thể mang lại hạnh phúc cho con người, làm thế nào để những người có tập quán và sự quan tâm khác nhau có thể cùng chung sống trong cộng đồng người.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách đó là tinh thần cổ vũ và khích lệ thế hệ trẻ phát huy tinh thần sáng tạo các giá trị mới vì một tương lai thành công ở thế kỷ XXI và tiền đề cho tương lai xa hơn.

Cuốn sách mở đầu bằng cuộc trò chuyện thân tình của 3 người: học giả người Nhật và hai triết gia, hai nhà giáo dục lớn của Mỹ xoay quanh những giá trị tư tưởng của Dewey - nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Anh thế kỷ XX. Hạt nhân tư tưởng Dewey chấp nhận sự khác biệt, điều hòa sự đa dạng và khôi phục sự cân bằng. Tinh thần rất phù hợp trong cách sống, cách học ở thế kỷ mà chúng ta đang sống.

Trong một chủ đề bàn về thói quen đọc sách, nhóm tác giả cùng một quan điểm: Khi cha mẹ cùng con cái đối thoại về những cuốn sách đó là lúc người trẻ hấp thụ “dinh dưỡng tâm hồn” tốt nhất. Ngược lại, cha mẹ có thêm góc nhìn mới, phát hiện hay về con cái. Các thế hệ có thể cùng học lẫn nhau từ việc bàn về các chủ đề yêu thích từ sách. Đó cũng là một quan điểm thú vị, không còn bó hẹp trong việc cha mẹ thường khuyên con đọc sách, để con đọc mà quên đi khâu quan trọng là tương tác cùng con trong chính môi trường ấy. Quan trọng hơn, 1 trong 3 tác giả, giáo sư Larry Hickman tâm sự sức mạnh lớn nhất của mỗi một người trẻ đó là được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ. Câu nói: Mẹ yêu con hay bố yêu con nếu được nói ra hằng ngày sẽ bồi đắp cho sức mạnh tinh thần vô bờ bến của người con tạo nên sự cân bằng tâm trí, sự dũng cảm to lớn giúp người con dễ vượt qua các biến cố và chông gai trong cuộc sống. Đọc đến đoạn này, trong tâm trí tôi ùa về những năm tháng như “kẹo ngọt”, nơi ấy tuổi thơ có ông bà, bố mẹ hằng ngày ân cần chăm sóc mình trong tình thương mềm như lụa, óng như tơ. Những cảm xúc khắc sâu, hằn in trong tâm trí, đúng là đã tạo nên một phần tính cách có vẻ hiền lành, nhẫn nhịn của tôi ngày hôm nay.

Trong một cuộc đối thoại khác, nhóm tác giả dẫn dắt người đọc đến thông tin, xác lập vai trò của môn Địa lý. Địa lý là môn học giúp cá nhân nhận thức được vị trí của mình trên thế giới, khuyến khích con người tự lập. Dẫn lời của nhà giáo dục nổi tiếng người Nhật Makiguchi: “Dù là một vùng đất nhỏ như trán mèo song nếu ta sống ở đó, biết thâm nhập, quan sát và tìm hiểu từ đó có thể suy rộng ra để tìm hiểu về một đất nước hay thế giới”, cuốn sách mở ra một cách học, một phương pháp tiếp cận thế giới từ Địa lý.

Nhắc lại về tinh thần Dewey được nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách, những học giả quan tâm đến giáo dục ở cả Nhật Bản và Mỹ đều khẳng định: Triệt để tìm hiểu môi trường đang sinh sống, không chỉ giúp mình hiểu được mối liên hệ bên ngoài mà còn giúp cảm nhận tính phổ biến bên trong của sinh mạng, cảm thấy ai cũng là tồn tại cao quý. Đúng là vẻ đẹp của giáo dục và sự nhận thức đúng đắn bao giờ cũng gặp nhau ở điểm: trân trọng sự khác biệt trong đa dạng, luôn muốn tìm đến phương thức tốt nhất học cách cùng chung sống trong sự dung hòa, hợp tác và tôn trọng.

Sách rất hay, thích hợp xuất hiện trong kệ sách của mỗi gia đình Việt, để cùng nhân lên tinh thần thích ứng, chủ động, hợp tác trong cuộc sống hiện nay.

Mạc Danh (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]