Kể chuyện bằng dữ liệu, tại sao không?
Chúng ta đang sống trong thời đại của dữ liệu. Một trong những kỹ năng quan trọng mà con người cần phải hoàn thiện trong thời đại này đó là đọc, nhận diện, kết nối và có thể kể chuyện bằng dữ liệu. Cuốn sách của tác giả Lại Thị Hạnh - một chuyên gia phân tích dữ liệu của Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ cho chúng ta biết tại sao kỹ năng đó lại quan trọng đến vậy.
Trong cuốn sách, tác giả Lại Thị Hạnh đã khẳng định: Càng sớm xây dựng chiến lược dữ liệu càng giúp xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững, vững vàng trước thử thách và không ngừng phát triển. Câu chuyện về các tập đoàn, công ty lớn như Amazon, Tesla, Fibit... là một ví dụ điển hình. Nhất là trong thời đại này, mọi hoạt động trên môi trường Internet của mỗi cá nhân đều để lại dấu vết số. Đây chính là kho dữ liệu quý giá để các nhà tiếp thị tiếp cận tốt hơn với khách hàng và thị trường.
Cũng theo tác giả Lại Thị Hạnh, kỹ năng dữ liệu là kỹ năng đọc, hiểu, phân tích và giao tiếp với dữ liệu. Có kỹ năng này, chúng ta sẽ luôn là người tỉnh táo hơn, thận trọng hơn trong việc tiếp nhận thông tin.
Với quan điểm, dữ liệu là huyết mạch của xã hội, tác giả cũng cho rằng: người biết đọc dữ liệu chính là nguồn nhân lực quý giá của hiện tại và tương lai. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng dữ liệu? Không gì khác, đó là: tìm hiểu thuật ngữ cơ bản; học một ngôn ngữ; phát triển kỹ năng trực quan hóa dữ liệu; rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng dữ liệu.
Trọng tâm của cuốn sách truyền đi thông điệp: Kỹ năng kể chuyện bằng dữ liệu là kỹ năng giao tiếp quan trọng cần có trong thời đại dữ liệu.
Với phong cách nghiên cứu rất gần gũi, dễ hiểu, tác giả đã khám phá ra: Con người đã sống hàng ngàn, hàng vạn năm qua bởi những câu chuyện kể. Cho đến hôm nay, loài người vẫn luôn bị cuốn hút bởi những câu chuyện kể. Tính năng câu chuyện (story) của các nền tảng mạng xã hội với rất nhiều tính năng tích hợp cho phép người dùng diễn tả sống động trải nghiệm đáng nhớ của cá nhân, tổ chức, cộng đồng.
Vậy với chuyên gia phân tích dữ liệu có kỹ năng kể chuyện sẽ có các điều kiện cần thiết gì, và cần phải làm gì?
Nếu ví von dữ liệu như các màu sơn thì người kể chuyện là họa sĩ. Dữ liệu là tấm bản đồ thì người kể chuyện là hướng dẫn viên... Đáp án cuối cùng của kỹ năng tuyệt hảo này chính là khả năng truyền đạt thông tin phân tích giá trị cho người nghe theo cách rõ ràng, hấp dẫn, dễ tiếp cận và thúc đẩy người nghe hành động.
Sách còn chỉ rõ các phần mềm, công cụ nhằm để phân tích, trực quan hóa dữ liệu thông dụng hiện nay. Đặc biệt, sách còn có những chỉ dẫn rõ ràng, gọi là kỹ thuật để “có dữ liệu là có chuyện”.
Không đơn thuần là một chuyên gia phân tích dữ liệu, tác giả Lại Thị Hạnh còn là người truyền cảm hứng về một tinh thần đổi mới sáng tạo của một ngành nghề, một kỹ năng được coi là “hot” trong thời đại hiện nay: nghề đọc và trình diễn dữ liệu. Với một tinh thần chuẩn bị kỹ càng của kinh nghiệm của người từng trải trong tinh thần của một đứa trẻ, chắc chắn ai cũng có kỹ năng và khả năng để đọc hiểu và kể chuyện dữ liệu.
Đây đúng là công việc đòi hỏi vận dụng cả não trái và não phải, là sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, giữa trái tim và khối óc. Thực sự là một hành trình vô cùng sáng tạo đầy thử thách và xứng đáng để trải nghiệm.
Giữa một “rừng sách” của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về chủ đề này, trân quý biết bao những đầu sách như thế này ở thời đại số của những tác giả Việt - hơn nữa còn là một nữ chuyên gia. Đúng là kỷ nguyên mới đang xuất hiện những chuyên gia mới. Những chỉ dẫn thuyết phục chắc chắn chạm tới trái tim người đọc; thuyết phục về tính giá trị và thực tiễn của bộ kỹ năng mới ở một thời đại mà gần như mọi thứ được quyết định bởi dữ liệu. Với ý nghĩa ấy, cuốn sách thực sự có giá trị cho những ai yêu thích về lĩnh vực này, nhất là nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam đang bước đi những bước đầu tiên của thời đại dữ liệu.
Tác giả Lại Thị Hạnh đã từng tâm sự, bà là người thích dữ liệu và mê mẩn các câu chuyện được kể bằng dữ liệu. Đúng là trong sách này, các câu chuyện mà tác giả kể lại và minh họa trong sách đều hết sức thuyết phục. Tác giả luôn tin rằng, rồi con người sẽ quen và thích ứng với một kỹ năng mới trong thời đại mới như con người đã từng tạo ra lửa từ 800.000 năm trước và sống, gắn bó với lửa từ hàng trăm vạn năm qua.
Nguyễn Hường
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:09:00
Lần đầu trưng bày bức chân dung quý hiếm của danh họa Caravaggio
-
2024-11-23 08:52:00
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững
-
2024-09-17 08:44:00
Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế “Không biên giới”
Đẽo đòn gánh đè vai
Emmy 2024: Phim Shogun đưa văn hóa Nhật Bản lên bục vinh quang
Phát huy giá trị di tích - danh thắng, đưa Bỉm Sơn thành điểm đến hấp dẫn
Trung thu trăng sáng
Sáng tạo sản phẩm âm nhạc “Mắt bão” bằng AI hướng tới đồng bào vùng lũ
Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024
“Thành kính phân ưu” - một cách nói không đúng!
Hình sông thế núi góp phần vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sự tích các thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội