(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhắc đến khái niệm “tham vọng” ở V.League, hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên những chuyển động xung quanh câu chuyện ứng cử viên cho ngôi vô địch mùa giải 2011. Đó là thời điểm mà có tới non nửa các đội bóng tham gia sân chơi V.League, bao gồm: B.Bình Dương, Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai... công khai quyết tâm giành bằng được vòng nguyệt quế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi giải chuyên nghiệp quốc gia ít có đội bóng ‘giàu’ tham vọng

(VH&ĐS) Nhắc đến khái niệm “tham vọng” ở V.League, hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên những chuyển động xung quanh câu chuyện ứng cử viên cho ngôi vô địch mùa giải 2011. Đó là thời điểm mà có tới non nửa các đội bóng tham gia sân chơi V.League, bao gồm: B.Bình Dương, Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai... công khai quyết tâm giành bằng được vòng nguyệt quế.

Dĩ nhiên, công khai quyết tâm là một chuyện còn thực lực thế nào và kết quả đạt được ra sao thì lại là chuyện khác. Điển hình như “tuyên ngôn” đầy ngạo nghễ của ông bầu Đoàn Nguyên Đức mùa giải 2009: Hoàng Anh Gia Lai nắm tới 98% khả năng vô địch nhưng khi V.League hạ màn, đội bóng này chỉ cán đích ở vị trí thứ 8/14 CLB tham dự. Và nghịch lý ấy vẫn không phủ nhận được thực tế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ đội bóng nào, ngôi vương giải chuyên nghiệp vẫn có sức hấp dẫn lớn.

Tại thời điểm này, chỉ duy nhất Hà Nội FC đặt chỉ tiêu bảo vệ thành công chiếc Cúp danh giá. Điều này là tất yếu bởi trong tư thế nhà đương kim vô địch, đội bóng có sự “chống lưng” của nhà tài phiệt Đỗ Quang Hiển không thể hướng đến mục đích thấp hơn. Còn lại, từ Than Quảng Ninh - đội bóng vừa giành Siêu Cúp quốc gia 2016 - đến B.Bình Dương, SHB. Đà Nẵng - những CLB đã có vài ba lần đứng trên bục cao nhất đều tỏ ra rất thận trọng qua phát biểu: Cố gắng hết mình để đạt kết quả tốt nhất!

Hoàng Vũ Samson tiếp tục ở lại Hà Nội FC.

Cần phải nói thêm rằng, chỉ tiêu của 3 đội bóng nói trên hoàn toàn không xuất phát từ sự “khiêm tốn” của lãnh đạo CLB hay chiến thuật “ẩn mình chờ cơ hội”, “né đòn hội đồng” như những gì chúng ta đã chứng kiến trong lịch sử. Thực tế là ở V.League 2017, cả B.Bình Dương lẫn SHB. Đà Nẵng đều đang cho thấy họ không còn mạnh như trước. Đội bóng đất Thủ Dầu Một đang ở giai đoạn “quá độ” của công cuộc trẻ hóa còn nhân sự SHB. Đà Nẵng thì sứt mẻ nghiêm trọng khi lần lượt 2 trụ cột là tiền vệ Võ Huy Toàn và “sát thủ” Gaston Merlo dính chấn thương, chưa hẹn ngày trở lại sân cỏ. Than Quảng Ninh cũng chẳng hứa hẹn nhiều hơn bởi những tân binh mà lãnh đạo CLB mới chiêu mộ: Nguyên Sa, Thanh Hào, Quách Tân... đều thuộc dạng “chưa có số má”, do đó ít có khả năng tạo đột biến.

Người ta nhắc nhiều đến FLC Thanh Hóa, đội bóng được mệnh danh là “đại gia” trên thị trường chuyển nhượng của V.League 2017. Đúng là đội bóng bên bờ sông Mã đã có những bản hợp đồng đắt giá với Uche, Trọng Hoàng và quan trọng nhất là sự hiện diện của nhà cầm quân lừng danh Ljupko Petrovic của Nam Tư (cũ) trên băng ghế chỉ đạo... nhưng có lẽ, chính lãnh đạo CLB cũng cảm nhận được rằng: Với một tập thể liên tục có sự xáo trộn thì thành công khó có thể đến “ngay và luôn” nên chỉ giao cho ông thầy ngoại đích ngắm “vừa phải”: có mặt trong TOP 3.

Đương nhiên, việc V.League 2017 “thiếu vắng” ứng viên không đồng nghĩa Hà Nội FC sẽ dễ dàng về đích. Chắc chắn sẽ có những cuộc đụng độ “nảy lửa” giữa các tên tuổi lớn. Song như đã nói, trong bối cảnh giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia là cuộc đua đường trường (tới 26 vòng đấu) mà lại quá ít tập thể có tham vọng thì sẽ không ngạc nhiên nếu quả bóng V.League 2017 lăn chậm rãi trong đa số trận cầu nhàn nhạt, kém chất lượng.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]