(vhds.baothanhhoa.vn) - Tính đến 17h ngày 19/9, tài khoản của Ban vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.495 tỷ đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ. Trong tận cùng nỗi đau, sức mạnh của tình dân tộc, nghĩa đồng bào tiếp tục phát huy. Trong khó khăn, hoạn nạn, tiếp tục lan tỏa lòng tốt và sự tử tế... Nhưng ở đâu đó, lòng tốt lại bị đặt lên bàn cân, bị mang ra so sánh và được... xếp hạng như một cuộc thi.

Khi lòng tốt bị... xếp hạng

Tính đến 17h ngày 19/9, tài khoản của Ban vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.495 tỷ đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ. Trong tận cùng nỗi đau, sức mạnh của tình dân tộc, nghĩa đồng bào tiếp tục phát huy. Trong khó khăn, hoạn nạn, tiếp tục lan tỏa lòng tốt và sự tử tế... Nhưng ở đâu đó, lòng tốt lại bị đặt lên bàn cân, bị mang ra so sánh và được... xếp hạng như một cuộc thi.

Khi lòng tốt bị... xếp hạng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Câu chuyện ở một trường THCS ủng hộ vùng lũ. Ngoài kết quả ủng hộ của từng lớp, còn có thêm một cột “xếp thứ”. Theo đó, lớp nào ủng hộ nhiều nhất xếp thứ nhất, ủng hộ ít hơn xếp thứ 2, 3... Điều này đồng nghĩa, khi giá trị tiền ủng hộ càng ít thì việc xếp thứ càng bị tụt về sau...

Câu hỏi được đặt ra “xếp thứ” để làm gì? Chắc hẳn, lãnh đạo nhà trường đã có một dụng ý, rằng cần phải xếp thứ để tạo sự ganh đua giữa lớp này với lớp khác. Và hy vọng sẽ có những sự thay đổi về số tiền đóng góp. Đơn cử, nếu lớp A đang ở vị trí số 1 về đóng góp, lớp B ít hơn chắc chắn phải có động thái để làm sao vượt lớp A. Và cuối cùng, tổng số tiền đóng góp của nhà trường sẽ được đẩy lên, rồi biết đâu lại hơn nhiều trường khác...

Số tiền ủng hộ, tất nhiên càng nhiều càng quý. Nhưng lòng tốt phải xuất phát từ tấm chân tình, là sự tự nguyện chứ không phải là sự ép buộc. Thử hỏi, học sinh đóng góp, lấy tiền từ đâu nếu không phải từ tiền của phụ huynh. Trong khi đó, việc đóng góp không chỉ ở trường học mà còn ở cơ quan, ở khu phố rồi ở hội này, nhóm nọ... Nếu phụ huynh có điều kiện thì tham gia tất cả, nếu không cũng chỉ dừng ở mức độ nào đó.

Được biết, ở một số trường, dù không “xếp thứ” thì cũng làm động tác ngầm vào tâm lý. Không chỉ ủng hộ bão lụt mà bất kỳ một sự ủng hộ nào đấy, giáo viên chủ nhiệm dù vẫn thống nhất với phụ huynh, học sinh, rằng ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít nhưng khi cộng tổng số tiền đóng góp của lớp thì có vẻ giáo viên không... vui. Trước lớp, cô giáo nói với học sinh: Lớp ta ít hơn lớp khác số tiền là... Trên nhóm zalo của lớp, cô nhắn nhủ: Nếu phụ huynh nào muốn đóng góp thêm, xin tiếp tục ủng hộ. Cũng có phụ huynh vì “nể” cô giáo quá, lại ủng hộ lần 2.

Và không chỉ trường học, ngay ở khu phố, đặc biệt ở một số chung cư, trưởng phố thông báo dõng dạc trên loa, kiểu như: hiện nay đang dẫn đầu số tiền đóng góp ủng hộ đồng bào bão lụt là Nhà C, nhà D...

Đóng góp trong điều kiện cho phép và cảm thấy phù hợp thì dù nhiều, dù ít thì đó cũng đều xuất phát từ tấm lòng. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Không thể góp nhiều mới khen mà góp ít lại chê. Xếp hạng lòng tốt, phải chăng là đang giễu cợt lòng tốt, đang quay lưng với những gì đã đóng góp trước đó...

Lòng tốt bị đem ra xếp hạng, khác nào cuộc chơi của thành tích?!.

VI AN


VI AN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]