(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Cẩm Thủy luôn coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, các chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi sắc trong công tác giảm nghèo ở Cẩm Thủy

Những năm qua, huyện Cẩm Thủy luôn coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, các chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Những năm về trước, khi nhắc tới huyện Cẩm Thủy, người ta sẽ không quên Cẩm Long, một xã đặc biệt khó khăn của huyện. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo lên tới 70%. Sau nhiều năm được sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt từ thời điểm thực hiện chương trình NTM, diện mạo xã Cẩm Long đã thực sự thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ nét, hộ nghèo giảm dần theo từng năm.

Bà Bùi Thị Huệ - Chủ tịch UBND xã cho biết: Để công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao trong công tác xóa nghèo bền vững bên cạnh việc phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động; chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kết nối nguồn vốn vay; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê, trâu, bò sinh sản... Với sự vào cuộc đồng bộ và tích cực, công tác giảm nghèo của xã đã đạt được những kết quả khả quan. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Cẩm Long giảm xuống còn 5,3%.

Sự khởi sắc trong công tác giảm nghèo của Cẩm Long cũng là sự khởi sắc chung của huyện Cẩm Thủy. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,71%, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ nét, diện mạo nông thôn từng ngày được đổi thay. Để đạt được kết quả này, huyện Cẩm Thủy đã tập trung xây dựng và thực hiện 3 đề án đó là: Đề án nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và an toàn dịch bệnh giai đoạn 2014 - 2020; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2015 - 2020; củng cố, chuyển đổi hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân huyện Cẩm Thủy vươn lên thoát nghèo.

Trong những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng. Đó là, chuyển từ diện tích cây lương thực sang cây công nghiệp, các cây rau màu, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, huyện đã chuyển đổi được 538,7 ha đất 1 vụ lúa năng suất thấp sang trồng mía nguyên liệu, mía tím, mía ép nước, ngô lấy hạt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, cây dong riềng để làm miến dong và trồng cây gai lấy sợi... Bên cạnh đó, địa phương đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản suất hàng hóa, phù hợp với từng vùng trên địa bàn huyện để thu hút lao động tại chỗ, tạo việc làm ổn định. Hiện nay, huyện Cẩm Thủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng 9 trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô từ 500 đến 600 con lợn/lứa và một trang trại quy mô 900 con vào sản xuất, mô hình chăn nuôi bò cái nền thụ tinh nhân tạo (BBB) tại xã Cẩm Tú, tạo việc làm cho người dân, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Cẩm Thủy còn chú trọng tới thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Qua đó, đã đóng góp một phần rất lớn vào việc phát triển KT-XH của huyện, góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động, đến nay có nhiều dự án lớn đã đầu tư như: Nhà máy Thủy điện 1 Cẩm Thủy, Công ty Duyệt Cường sản xuất hàng mã xuất khẩu, Nhà máy may Cẩm Hoàng, Công ty may Nguyên Toàn, Nhà máy sản xuất sợi đay An Phước... Hiện nhiều dự án đang hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương.

Ngoài ra, Cẩm Thủy còn chú trọng tới công tác xuất khẩu lao động, đây là hướng đi mớitrong công tác giảm nghèo của huyện. Hiện nay, huyện có trên 2.500 lao động ở nước ngoài, hàng năm mang về một khoản ngoại tệ lớn cho địa phương; năm 2018, lao động ở nước ngoài đã gửi trên 5 triệu USD về cho gia đình. Huyện Cẩm Thủy cũng là huyện có số người tham gia XKLĐ lớn nhất ở các huyện miền núi trong tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy khẳng định: Để đạt mục tiêu đề ra cùng với ý chí vượt khó vươn lên, huyện xác định cần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư để tiếp thêm sức mạnh cho công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn. Chúng tôi quyết tâm hướng tới các giá trị bền vững trong công cuộc giảm nghèo, phấn đấu đưa Cẩm Thủy phát triển toàn diện về KT-XH, sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả tỉnh.

Xuân Anh


Xuân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]