(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 3/8, tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội), đã diễn ra triển lãm, ra mắt tập sách ảnh Lãng du của Phạm Công Thắng. Với đông đảo bạn bè từ Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Phú Thọ…

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lãng du cùng Phạm Công Thắng

(VH&ĐS) Ngày 3/8, tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội), đã diễn ra triển lãm, ra mắt tập sách ảnh Lãng du của Phạm Công Thắng. Với đông đảo bạn bè từ Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Phú Thọ…

Căn phòng chật khách tham quan và bè bạn, nhưng cái Lãng du vẫn phủ kín không gian.Không khỏi bần thần mỗi khi gặp một tác phẩm hay đến lay động của anh. Phố Hàng Bông, chẳng cần tên ấy cũng đã nói lên cái tứ, cái hồn Hà Nội. Làng đào Nhật Tân, lối chụp đơn giản, các mảng màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Toát lên vẻ đẹp xuân chỉ có ở đây, Tết lắm. Quá khứ và tương lai, làm ta nhớ một thời xa lắm, thời chúng tôi, và anh chưa biết gì. Nhịp phố, được chụp từ trên cao với ba cụm bóng đổ dài, thành một đường chéo ước lệ. Hội thả chim, tác phẩm đen trắng với bố cục chặt chẽ, thực tế mà lãng mạn. Trong nắng sớm, thể hiện anh là người chơi ánh sáng, trong sáng có tối, trong tối có sáng. Đặc biệt, Phạm Công Thắng hay chụp từ trên cao. Bóng đổ chiều nghiêng, là bức chơi bố cục đẹp, nghiêng theo bóng nắng, nghiêng theo những lo toan, vất vả thường ngày. Khúc sông Hồng, bao lần tôi đau đáu. Cầu Long Biên, với chiếc thuyền chở đầy cuộc mưu sinh. Roi cát như hình cánh chim đang bay, giữa mùa sông cạn. Nao nao nhớ thời cắt cỏ, chăn trâu trên bãi giữa quê mình. Sông Mã, của anh, sao hiền lành đến thanh thản. Ai chẳng từng đi qua mùa gặt, ai chẳng từng bấm máy mỗi độ thu về. Mùa gặt cho ta cảm xúc luôn tươi mới, bởi mùi thơm rơm rạ. Mùi lúa trên đồng ngan ngát, ngây ngây. Khoảng lặng, là một ý tưởng hay. Tôi dành nhiều thời gian xem nó. Không cầu kỳ mà ý nghĩa. Trong cái lặng kia, là sự xao động. Xao động không phải từ hai con người ngồi đó. Mà nó động ở hai bánh xe gỗ đang cố gồng mình. Sâu sắc trong tôi, cái hồn quê trong trẻo. Mái nhà tranh dây leo phủ đầy hoa tím. Một mẹ già còng lưng quét lá dưới hiên. Sự nghèo nàn đang lùi dần, bởi đống lúa to, đã phơi khô chờ đợi. Những cây rơm nối tiếp lớn dần. Yên bình quá, ấm êm quá, dẫu hôm nay còn nghèo. Nhưng trong ảnh của anh, cái tình không nghèo. Ai cũng có bạn, ai cũng cần có những sẻ chia vui buồn, nhất là với bạn già thì quý lắm. Ở cái tuổi này, thì quên ngày nay, nhớ xưa thật nhiều. Bạn đến thăm nhau chỉ đếm lần, đếm bận. Trân quý biết nhường nào. Phạm Công Thắng đi sâu vào cuộc sống các cụ, để cho ra đời tác phẩm. Ai có cha mẹ già, mới thấu cảm hết, ý nghĩa của việc bạn đến thăm nhà, như thế nào.

Tác phẩm “Mùa vàng thôn quê” của Phạm Công Thắng.

Phạm Công Thắng không những có nhãn quan sâu sắc về cuộc sống, xã hội con người. Như còn hiểu được ngôn ngữ loài vật. Bằng sự quan sát tinh tế, gần gũi cảnh vật, thiên nhiên. Gia đình thân thuộc, như hiểu được nỗi niềm của mấy chú gà con mới nở. Mấy con ngan ngỗng trong vườn. Cảm xúc ấy giúp anh thăng hoa, có những cú bấm máy đắt giá.

Tác phẩm “Mùa đông” của Phạm Công Thắng.

Đi qua thời gian, đi qua mọi miền. Lãng du cùng anh trong nhiều tác phẩm. Từ làng quê ngày mùa, đến tranh thủ nông nhàn, lang thang qua Tây Đằng thân thuộc. Về miền cổ tích bâng khuâng. Ai nỡ không nhận về ánh mắt. Những rẻo cao anh đặt dấu giày. Không thể không ngất ngây, bên ngôi nhà đá. Cô gái H’Mông đang đợi ai về. Khoảnh khắc đời thường anh ghi lại, rất con người đang mệt nhọc được xả trôi. Tả sao cho xiết bồi hồi khi cảnh đời vất vả. Chị tảo tần nặng gánh trên vai. Vừa khỏe khắn lại vừa mềm mại. Dáng trên cầu đang vút tận trời cao. Nếp thời gian nghe trong dạ xôn xao. Mẹ bâng khuâng ngồi soi hồi ức. Hồi ức xa xôi gửi đáy cơi trầu. Cha mắt nhìn vời vợi tận đâu, những thế thái nhân tình nơi trước mặt. Những chuyện riêng chung rưng rưng lòng mẹ, tuổi cao rồi, đời còn sự trẻ trung. Ấm vị tình quê cay đắng đã từng, vui tuổi tác sống cùng làng cổ. Dáng mẹ còng âm thầm ngõ nhỏ, lại lung linh trong nắng trưa nồng. Giữa một đàn con cháu đủ đông, người mãn nguyện quên thời gian tuổi tác. Cả cuộc đời mẹ đã từng dõi bước, bước cháu bước con, đếm bước mấy đời. Nghiệt ngã thay, ai thấu hiểu nghề chơi. Nhiều đắng cay tủi hờn thế cuộc.

Tác phẩm “Nét tâm tư” của Phạm Công Thắng.

Phạm Công Thắng chỉ lướt máy qua đã đủ, còn người xem/ thưởng thức sau cái thả hồn mình thì phải ngẫm, phải nghĩ về lẽ nhân sinh. Cám ơn anh, cho chúng ta LÃNG DU CÙNG PHẠM CÔNG THẮNG.

Nguyễn Đắc Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]