(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Hội Người mù huyện Triệu Sơn có một lớp học đặc biệt, đó là lớp xóa mù chữ dành cho những người khiếm thị. Ở đây, các học viên thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng đều chung niềm khao khát vượt qua nghịch cảnh để trở thành người có ích.

Lớp học xóa mù chữ cho những người khiếm thị

Tại Hội Người mù huyện Triệu Sơn có một lớp học đặc biệt, đó là lớp xóa mù chữ dành cho những người khiếm thị. Ở đây, các học viên thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng đều chung niềm khao khát vượt qua nghịch cảnh để trở thành người có ích.

Lớp học xóa mù chữ cho những người khiếm thị

Ông Lê Văn Hạnh tìm thấy niềm vui ở lớp học xóa mù chữ.

Nép mình trong con ngõ nhỏ thuộc thị trấn Triệu Sơn, trụ sở Hội Người mù huyện Triệu Sơn là những dãy nhà cấp bốn cũ, vắng bóng người. Đây là địa điểm lớp học xóa mù chữ dành cho những người khiếm thị được Hội tổ chức.

Ông Lê Sỹ Anh, Chủ tịch Hội Người mù huyện, cho biết: Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 191 trường hợp người khiếm thị. Để những người khiếm thị biết chữ, biết nghề, vươn lên trong cuộc sống, nhờ sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, những năm qua, trung tâm đã phối hợp mở các lớp xóa mù chữ.

Dù bản thân cũng là người khiếm thị, nhưng anh Sỹ Anh lại khá thông thạo đường đi, lối lại. Anh dẫn tôi xuống lớp xóa mù, nơi những tiếng lạch cạch phát ra từ đầu hành lang, tiếng của các học viên tập đánh chữ nổi. “Lớp học có 16 học viên do cô Trần Thị Huyền phụ trách”, anh Sỹ Anh cho biết thêm.

Lớp học xóa mù chữ cho những người khiếm thị

Lớp học dành cho 16 học viên là người khiếm thị.

Sinh ra với đôi mắt không thể nhìn thấy ánh sáng, Hồ Hoài Anh (17 tuổi), một học viên ở lớp cho biết: "Trước khi đến với lớp học, bản thân em rất tự ti, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, sau khi được gia đình động viên, và nhận thức bản thân không thể mãi là gánh nặng, em đã đăng ký tham gia lớp học của Hội Người mù huyện để học chữ nổi. Em rất vui vì ở đây em gặp được nhiều người đồng cảnh ngộ nhưng rất có ý trí, nghị lực".

“Với niềm đam mê ca hát, cũng như bộ môn tin học, em sẽ nỗ lực, phấn đấu để theo đuổi ước mơ của mình, trở thành người có ích và có thể tự lo cho bản thân.”, Hoài Anh chia sẻ.

Lớp học xóa mù chữ cho những người khiếm thị

Mặc dù bị mù những cô Huyền vẫn luôn nỗ lực để dạy chữ cho các học viên

Trường hợp học viên Lê Văn Hạnh (71 tuổi, xã Hợp Lý) là người cao tuổi nhất trong lớp “xóa mù”. Ông chia sẻ, ông mất đi đôi mắt sáng sau vụ tai nạn cách đây 5 năm. Bỗng dưng không nhìn thấy ánh sáng khiến cho cuộc sống của ông bị đảo lộn. Thời gian đầu, ông sống khép kín, không muốn giao lưu với ai, thậm chí có lúc nghĩ quẩn muốn kết thúc cuộc đời. Đến với lớp học đặc biệt này, nơi có những người chung hoàn cảnh, ông được hòa nhập, tìm lại ý nghĩa của cuộc sống.

“Tôi cảm thấy mình hãy còn may mắn khi đã từng được nhìn thấy thế giới này, nhìn ngắm gương mặt mình qua gương, biết được màu da, mái tóc thân yêu của các thành viên gia đình và định hình được cuộc sống”, ông Hạnh nói.

Cô Trần Thị Huyền, giáo viên phụ trách lớp học cho biết, các học viên đến đây đều rất chăm chỉ học tập. Học viên trẻ tiếp thu bài tốt, phản xạ nhanh, nhưng những học viên cao tuổi cũng rất cố gắng và cần cù.

Ngoài việc mở các lớp xóa mù chữ như một hoạt động thường xuyên, hiện nay, Hội Người mù huyện Triệu Sơn đang nỗ lực tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hội viên bằng việc duy trì dịch vụ tẩm quất, làm tăm tre. “Với các hoạt động này, mong rằng, các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm sẽ quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ để Hội có thể duy trì công việc, tăng thu nhập cho những người khiếm thị”, ông Sỹ Anh, Chủ tịch Hội Người mù huyện chia sẻ thêm.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]