(vhds.baothanhhoa.vn) - Đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao đã và đang trở thành một trong những thách thức đối với các cơ quan chức năng.

Lừa đảo trên không gian mạng: Cuộc “rượt đuổi” không hồi kết

Đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao đã và đang trở thành một trong những thách thức đối với các cơ quan chức năng.

Gõ từ khóa “tội phạm mạng”; “tội phạm công nghệ cao" trên công cụ tìm kiếm google, PV thu về hàng triệu kết quả chỉ trong vài giây; điều đó cho thấy, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng đột biến. Đơn cử mới đây, các cơ quan chức năng ghi nhận thêm thủ đoạn lừa đảo mạo danh “cán bộ công an”, “cán bộ ngành thuế”, “cán bộ ngân hàng”... thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người dân.

Lừa đảo trên không gian mạng: Cuộc “rượt đuổi” không hồi kết

Các cuộc gọi mạo danh cán bộ chức năng để lừa đảo vẫn tiếp diễn. Ảnh minh họa

Cụ thể, các đối tượng tự xưng là cán bộ công an phòng A, phòng B thuộc công an TP, phường... gọi điện thông báo: “Anh/chị đang tham gia trong đường dây mua bán ma túy và rửa tiền”, Viện KSND đã có lệch tạm giam đối với anh/chị yêu cầu anh/chị chuyển tiền vào tài khoản để xác minh việc có tham gia vào đường dây trên hay không, nếu không phải sẽ được trả lại tiền và quan trọng là không được cho ai biết. Khác với những kiểu lừa cũ, lần này “cán bộ công an” táo tợn dùng số điện thoại di động gọi liên tục, liên tục chất vấn “tại sao anh/chị chưa nghe hết mà cúp máy?”; Anh/chị có nghe tôi nói gì không... với chất giọng rất “đanh thép”. Chưa kể, chúng còn gửi lệnh bắt giữ (có dấu đỏ) của cơ quan chức năng để hù dọa người dân.

Lừa đảo trên không gian mạng: Cuộc “rượt đuổi” không hồi kết

Các đối tượng giả danh “cán bộ công an” để lừa đảo, chiếm đoạn tài sản. Ảnh chụp màn hình

Theo đó, các đối tượng còn “bắt thóp” tâm lý chung của người dân, đặc biệt là người lớn tuổi thường sợ dính líu đến pháp luật, cơ quan công quyền nên các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn thao túng tâm lý bằng cách dọa dẫm nhằm tách nạn nhân ra khỏi người thân, bạn bè để không thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, đồng thời chúng tìm cách dồn ép nạn nhân phải chuyển tiền trong quãng thời gian ngắn mà chúng đặt ra... Chỉ cần người dân cắn câu, chuyển khoản thành công cho đối tượng lừa đảo thì ngay lập tức chúng xóa sạch mọi dấu vết và “cao chạy xa bay”.

Mới hôm qua thôi, người viết bài này nhận được tin nhắn có nội dung: Nhờ ông, bà chuyển đến: Lê Thị Thành... (trong ảnh), sau đó chúng liên tục khủng bố điện thoại, chặn số này, chúng điện số khác tự xưng là nhân viên ngân hàng thông báo về việc nợ quá hạn của một người không quen biết... Điểm đáng chú ý lần này là kẻ mạo danh áp dụng một quy trình mới để kiểm tra và “tạo uy tín”. Đầu tiên là một cuộc gọi từ số điện thoại để bàn nhá máy rồi cúp, sau đó đến cuộc gọi thật. Khi nghe xưng danh nhân viên ngân hàng tôi biết là lừa đảo nên cúp máy.

Lừa đảo trên không gian mạng: Cuộc “rượt đuổi” không hồi kết

Người dân cần tỉnh táo và khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. Ảnh chụp màn hình

Thực tế này cho thấy, nạn lừa đảo vẫn đang hoành hành và mức độ ngày càng tinh vi. Ngay cả khi người nghe có dấu hiệu phản ứng như cúp máy, chặn số... kẻ lừa đảo vẫn tung chiêu dùng số di động có các đầu số “uy tín” như: 090..., 094..., 098... để gọi lại nhằm tạo ra hình ảnh “đáng tin cậy” của nhân viên nhà nước thay vì bỏ cuộc.

Theo đó, các cơ quan Công an, Thuế, Ngân hàng, BHXH... khẳng định tuyệt đối không làm việc qua điện thoại, tin nhắn, zalo... và không bao giờ yêu cầu người dân chuyển bất cứ một khoản kinh phí nào qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin để nhận diện các thủ đoạn lừa đảo, tấn công mạng. Bên cạnh đó, người dân cũng nên thông thái tạo “lá chắn” phòng, chống các hình thức lừa đảo trên như: Tuyệt đối, không truy cập vào các đường liên kết hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc. Không thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của đối tượng không rõ danh tính. Đặc biệt, không chia sẻ thông tin cá nhân như: CCCD, mã OTP, số tài khoản ngân hàng hay mật khẩu tài khoản... dưới bất kỳ hình thức nào.

Căn cứ khoản 4, điều 174, chương XVI, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) hành vi mạo danh các cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối diện với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, theo khoản 5, điều 174, chương XVI, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi giả danh công an, cán bộ nhà nước để chiếm đoạt còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Với hàng loạt thủ đoạn tinh vi, táo tợn của bọn lừa đảo, cùng với tình trạng lộ thông tin cá nhân hàng loạt như hiện nay, việc người dân cần có những hành động thông minh để tự bảo vệ mình là vô cùng cần thiết.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]