(vhds.baothanhhoa.vn) - Rượu cần của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn có vị khó quên, bất kỳ ai khi thưởng thức đều có cảm nhận không xen lẫn với rượu cần nơi khác. Có được chất riêng đó, phần nhiều xuất phát từ thứ men lá, kết với với khí hậu, nguồn nước nơi đây.

Đậm vị rượu cần của người Thái ở huyện miền núi Quan Sơn

Rượu cần của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn có vị khó quên, bất kỳ ai khi thưởng thức đều có cảm nhận không xen lẫn với rượu cần nơi khác. Có được chất riêng đó, phần nhiều xuất phát từ thứ men lá, kết với với khí hậu, nguồn nước nơi đây.

Đậm vị rượu cần của người Thái ở huyện miền núi Quan Sơn

Rượu cần người Thái được sử dụng trong dịp lễ của bản, làng (ảnh tư liệu địa phương cung cấp)

Một lần công tác tại xã Sơn Điện (huyện Quan Sơn) tôi tình cờ được giới thiệu về thứ rượu cần đặc trưng làm bằng men lá có một không hai của xã. Dịp tôi lên không phải lễ, tết nên mong muốn có thứ rượu đặc biệt khó lẫn này để thưởng thức là không dễ.

Theo quan niệm của bà con nơi đây, thứ rượu quý này không dùng để bán. Rượu chỉ sử dụng trong những ngày lễ của bản làng, thường là dịp đầu xuân Một điều đặc biệt là gần như hộ nào cũng biết nấu thứ rượu này. Từ khi còn bé, người dân đã được chỉ dẫn những công đoạn làm men, ngâm ủ… để cho ra một chóe rượu cần ngon.

Người dân bản Na Lộc kể rằng, để làm ra một chóe rượu cần ngon, đạt tiêu chuẩn, người làm rượu phải chuẩn chỉ từng công đoạn. Đối với khâu làm men phải chọn loại gạo từ lúa mới vừa được thu hoạch, sau đó giã nhỏ trộn với thứ lá rừng đặc biệt để hai loại sánh vào nhau thì đem viên nhỏ và gác lên gác bếp, hun khói hơn một tuần mới đem xuống.

Thứ đến là công đoạn chọn sắn cạo vỏ, gác bếp khoảng hơn một tháng cho rút hết nước mới đem xuống giã nhỏ rồi ngâm để đồ. Khi sắn chín, người làm rượu phải đổ ra nong, hong cho nguội mới bỏ men vào trộn đều, lấy lá chuối tươi gói kỹ lại, ủ đúng 3 ngày, 3 đêm xong mới bỏ vào chóe rồi lấy túi ni lon bịt chặt miệng. Tính từ thời gian bỏ nguyên liệu vào chóe, chừng khoảng một tuần trở đi có thể đem ra uống được.

Với quan niệm rượu cần là “báu vật” mà thượng đế đã ban cho dân bản, nên dù có đói, nghèo đến mấy cũng không đem bán, chỉ khi bản có việc trọng đại mới mang ra để uống.

Ở bản Na Lộc có hộ gia đình chị Phạm Thị Huyền là hộ duy nhất thường xuyên ủ rượu. Các hộ khác trong bản chỉ khi tết đến, xuân về hoặc gia đình có việc mới ủ.

Ông Phạm Nhật Quang, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện cho biết: Rượu cần ở Quan Sơn có dư vị riêng, đậm nồng hơn so với rượu cần ở các nơi khác. Tuy nhiên, để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo việc làm nâng cao đời sống cho Nhân dân thì vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về thị trường.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]