(vhds.baothanhhoa.vn) - Với vai trò chủ đạo trong chính sách “tam nông”, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã không ngừng đẩy mạnh chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của các địa phương, nâng cao đời sống trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nông dân làm giàu từ vốn vay Agribank

Với vai trò chủ đạo trong chính sách “tam nông”, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã không ngừng đẩy mạnh chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của các địa phương, nâng cao đời sống trong nhân dân.

Hộ gia đình ông Nguyễn Trí Tám (thôn 5, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân) là một trong những điển hình làm giàu từ vốn vay ngân hàng. Ông Tám hồ hởi đánh giá: Từ nguồn vốn vay 4,5 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh Thọ Xuân, ông Tám đã đầu tư trang trại tổng hợp. Theo đó, khu chăn nuôi lợn công nghiệp được ông đầu tư với quy mô 300 con lợn nái, 1.600 con lợn thịt, khép kín có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát và hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, ông Tám còn trồng gần 20 ha cam, bưởi... cho thu nhập cao.

Hiện tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ông Tám đạt khoảng 4 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Cũng từ nguồn vốn vay Agribank, hộ gia đình ông Hứa Xuân Hưng (thôn 6, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn) đã vay 100 triệu đồng thông qua kênh hội nông dân để đầu tư trang trại chăn nuôi gà Ai Cập với quy mô gần 20 nghìn con. Trong đó, khu trang trại gà thịt (hơn 10 nghìn con), gà đẻ trứng (7 nghìn con) mỗi năm trừ chi phí cho ông thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng.

Ông Hưng đánh giá cao việc ngân hàng phối hợp, truyền tải nguồn vốn vay đến khách hàng thông qua kênh Hội Nông dân một cách hiệu quả. Thông qua kênh này, đối tượng vay được đảm bảo, công tác kiểm tra, giám sát cũng hiệu quả, đặc biệt là việc người dân tiếp cận nguồn vốn sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn.

Trường hợp ông Tám, ông Hưng chỉ là một trong số hàng nghìn nông dân chân đất làm giàu từ nguồn vốn Agribank. Tính đến tháng 8/2019, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Thanh Hóa đạt 16.563 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15%. Trong đó, một số chi nhánh có nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh, như: Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn...

Nhờ đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn, nhiều nông dân “chân đất” có thêm phương án kinh doanh, cơ hội làm giàu.

Đến ngày 31/8, tổng dư nợ của Agribank Thanh Hóa đạt gần 17.300 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cá nhân đạt gần 12.000 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được giải ngân kịp thời, đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp của người dân nông thôn.

Cùng với việc bảo đảm vốn vay phục vụ khách hàng, thời gian qua, Agribank Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh tập trung đổi mới phong cách giao dịch, duy trì ổn định lượng khách hàng hiện có và tăng cường thu hút thêm khách hàng mới. Bên cạnh đó, cần phải phân tích, đánh giá tình hình, nhu cầu vốn tại địa phương để thực hiện các biện pháp tăng trưởng tín dụng có chất lượng, hiệu quả theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, phù hợp với năng lực quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng các khoản vay, bảo đảm an toàn hoạt động cho vay.

Đặc biệt, tập trung ưu tiên vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, ưu tiên phát triển tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến xuất khẩu. Chú trọng đầu tư cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp...

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]