(vhds.baothanhhoa.vn) - Làng Ngọc Chuế, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa ngày nay, xưa là làng Chuế Thôn thuộc tổng Ngọc Chuế, gồm 4 thôn: Thôn 4, thôn 5, thôn 6 và thôn 7. Đây là làng nông nghiệp, nghề chính là canh tác lúa. Làng còn có nghề phụ là nấu rượu. Rượu Ngọc Chuế nức tiếng trong huyện trong tỉnh nên được quan dân ưa dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về Ngọc Chuế say men rượu

Làng Ngọc Chuế, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa ngày nay, xưa là làng Chuế Thôn thuộc tổng Ngọc Chuế, gồm 4 thôn: Thôn 4, thôn 5, thôn 6 và thôn 7. Đây là làng nông nghiệp, nghề chính là canh tác lúa. Làng còn có nghề phụ là nấu rượu. Rượu Ngọc Chuế nức tiếng trong huyện trong tỉnh nên được quan dân ưa dùng.

Về Ngọc Chuế say men rượu

Đây là nghề truyền thống được gìn giữ và bảo lưu cho đến hôm nay. Người làng Ngọc Chuế luôn tự hào về thứ rượu quê nút lá chuối có hương vị đậm đà, uống một lần thì dư vị còn đọng mãi đến khó quên.

Rượu Ngọc Chuế thơm ngon, hấp dẫn là do nguồn nước đặc biệt của núi Hà Rò nằm trong dãy Linh Trường mang lại. Cái thứ nước chưa ai phân tích khoa học nhưng kinh nghiệm cho hay dù vẫn công thức ấy, men truyền thống ấy nhưng con em Hoằng Yến đi các nơi lập nghiệp đem nấu thì vẫn chẳng thể nào sánh được với rượu ở quê.

Cắt nghĩa cho sự thơm ngon, đậm đà, đặc trưng thì khó, nhưng ai cũng cho rằng đó là do thiên nhiên, mạch nguồn của quê hương mang lại như thứ lộc của đất trời ban tặng riêng cho vùng đất.

Công đoạn nấu rượu Ngọc Chuế cũng là những bí truyền riêng, mấy cụ cao niên không giấu nghề cho biết phải kỳ công và vất vả lắm. Không yêu nghề, say nghề thì không làm được và sẽ không có rượu ngon. Dường như trong rượu Ngọc Chuế còn có tình cảm sự chăm bẵm sâu sắc tỷ mỷ của họ trong quá trình nấu rượu.

Việc đầu tiên quan trọng là chọn nguyên liệu: Gạo nấu rượu phải chọn gạo tốt đều hạt được xay rối như dạng gạo lứt để giữ lấy lớp lụa sát hạt gạo cho có vị thơm. Cơm để ủ rượu phải nấu khéo léo vừa chín tới, dẻo mềm rỗi hạt cơm, kỵ nhất là nhão và khê. Cơm rượu được đổ ra rải đều trên mặt nia và dùng quạt mo thổi cho mau nguội. Men rượu làng Quảng đã chuẩn bị sẵn giã thật mịn rồi đem trộn thật đều. Trộn xong đem ủ trong vại sành hoặc chóe có quây phủ bao bì gai mềm và lá khô cho đủ nhiệt để cơm rượu lên men thật tốt.

Công cụ nấu rượu cũng hết sức được coi trọng. Nồi nấu rượu được người Ngọc Chuế thường sử dụng là nồi đồng có đáy rộng và miệng thu, được làm từ đồng đỏ có tác dụng lên nhiệt và dẫn nhiệt rất nhanh, nồi ngưng thường sử dụng là nồi đất, nhất là ống dẫn hơi đều được làm bằng tre.

Rượu Ngọc Chuế được lấy 3 nước: Nước đầu, nước thứ và nước cuối rồi đem trộn lẫn. Sau đó rượu được đổ vào chóe sành để bảo quản. Rượu càng để lâu càng đằm và thơm ngon, có hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Người sành rượu đã uống rượu Ngọc Chuế rồi thì nằm lòng khó quên, cứ tự nhiên mà gieo vào họ nỗi nhớ niềm yêu.

Trải năm tháng rượu Ngọc Chuế nên thương hiệu có mặt trên thị trường cả nước.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]