Một số từ thường viết sai chính tả
Trong tiếng Việt, nhiều từ thường bị viết sai chính tả do phát âm không chuẩn (nói như thế nào thì viết như thế), và do không nắm được nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ. Sau đây là một số ví dụ, trong đó những từ được nói đến thường hay bị lẫn lộn giữa “chí” và “trí”, đáng lẽ phải viết là “chí” nhưng lại viết thành “trí” và ngược lại:
“Đắc chí” viết thành “đắc trí”
Phải viết là “đắc chí” mới đúng, vì đắc chí - 得志 là từ Việt gốc Hán, trong đó “đắc” có nghĩa là được, thỏa mãn; “chí” nghĩa là ý nguyện, sự mong muốn; “đắc chí” là tỏ ra thích thú vì đã đạt được như ý nguyện, điều mong muốn (đồng nghĩa: đắc ý, khoái chí; ví dụ: “Nói xong, ông lý vỗ vào đùi bôm bốp, đắc chí lắm, sung sướng lắm - Vũ Trọng Phụng); đắc chí còn có nghĩa là được thỏa mãn như hằng mong muốn, hoặc thỏa chí và có ý tự đắc (Ví dụ: Ánh trăng vằng vặc, sáng tỏ như ban ngày, chiếu thêm nét mặt những anh hùng đắc chí - Nguyễn Huy Tưởng; Anh hùng đắc chí; Tiểu nhân đắc chí,...).
“Yên trí” viết thành “yên chí”
Phải viết là “yên trí” 安智 mới đúng. Đây là từ Việt gốc Hán, trong đó “yên” có nghĩa là an, “trí” 智 có nghĩa là tâm trí; yên trí có nghĩa là yên định trong tâm trí, cảm thấy tin tưởng, thấy không có gì phải lo ngại, đồng nghĩa với yên tâm (Ví dụ: Anh ta căn cứ vào lòng tốt của anh ta. Anh ta yên trí rằng mình tốt thì ai ai cũng phải yêu - Khái Hưng).
“Khoái chí” viết thành “khoái trí”
Phải viết là “khoái chí” 快志 mới đúng. Vì “chí” 志 đây là tâm ý, lòng dạ; “khoái chí” là vui sướng, thỏa lòng thỏa dạ, đồng nghĩa với khoái trá, thích chí (Ví dụ: Cả hai cùng khoái chí, ngả nghiêng cười lên ha hả - Kim Lân).
“Trí lực” viết thành “chí lực”
Phải viết là “trí lực” 智力 mới đúng. “Trí lực” là từ Việt gốc Hán, có hai nghĩa: 1. Chỉ trí tuệ và dũng lực (Ví dụ: Anh ấy đã dồn hết trí lực cho công việc); 2. Năng lực trí tuệ (Ví dụ: Phát triển trí lực; Trí lực của người này thuộc diện rất tầm thường,...).
“Chí nguyện” viết thành “trí nguyện”
Phải viết là “chí nguyện” 志願 mới đúng. “Chí nguyện” cũng là từ Việt gốc Hán, trong đó “chí” có nghĩa là chí hướng; “nguyện” là nguyện vọng, mong muốn; chí nguyện là chí hướng và nguyện vọng (Ví dụ: Tôi vẫn chỉ muốn được thỏa chí nguyện của mình là đi đây đi đó, thế đủ sung sướng rồi - Tô Hoài); “Chí nguyện” còn có nghĩa là tự lòng muốn, tình nguyện (Ví dụ: Chí nguyện quân).
Trong những trường hợp chúng tôi nêu ra trên đây, để tránh nhầm lẫn dẫn đến lỗi chính tả, nên tìm hiểu và nhớ nghĩa gốc Hán của các yếu tố cấu tạo từ để mỗi khi đặt bút thì dừng lại suy nghĩ, phân biệt và viết cho đúng.
Mẫn Nông (CTV)
{name} - {time}
-
2024-11-26 09:12:00
Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa: Thành tựu của đổi mới toàn diện giáo dục
-
2024-11-26 08:22:00
Việt Nam giữ vững “phong độ” là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024
-
2024-11-26 08:12:00
Hai nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á của Thái Lan
Vì sao 15 thương binh Việt Nam xuất hiện trên sân khấu Chung kết Mr World 2024?
Thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi: Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ di sản
Phụ nữ Thái giữ gìn bản sắc dân tộc
Á hậu Khánh Linh mang bản sắc Việt lan tỏa tại Miss Intercontinental 2024
Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới
Lai Châu mang đến miền Trung một sắc màu riêng để kết nối văn hóa, du lịch
Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh
Quê hương tựa khúc dân ca