Mường Lát chủ động ngăn chặn nguy cơ cháy rừng mùa nắng nóng
Cùng chúng tôi đi thăm những cánh rừng phòng hộ trên địa bàn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trung Lý (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát) Lê Duy Cường, cho biết: Trạm có 3 cán bộ, kiểm lâm viên (KLV) quản lý, bảo vệ 25.600ha rừng thuộc 3 xã Trung Lý, Mường Lý và Nhi Sơn. Đây là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Sức ép về nhu cầu gỗ cho mục đích gia dụng, làm nhà ở và tập quán canh tác nông nghiệp trên đất dốc của người dân bản địa đang là nguyên nhân cơ bản đe dọa an ninh rừng trên địa bàn.
Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát phối hợp với chủ rừng kiểm tra công tác PCCCR tại xã Trung Lý.
Các tháng vừa qua, ngoài tham mưu cho chính quyền các xã chủ động bảo vệ rừng (BVR) tận gốc, trạm đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện nhiều giải pháp từ công tác tuyên truyền đến kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và BVR cho người dân; chủ động ngăn chặn nguy cơ cháy rừng mùa nắng nóng.
Đến tháng 4/2024, trên địa bàn huyện Mường Lát có hơn 62.940ha rừng. Nhận thức rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh, mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện lĩnh vực lâm nghiệp và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Huyện ủy, HĐND, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và chủ rừng đã chung sức BV&PTR. Kết quả nổi bật là kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát Hoàng Lâm Tùng, cho biết: Hạt đã tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện ban hành đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh về công tác BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc giữ rừng. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ rừng tăng cường công tác tuyền truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR, với phương châm là tập trung PCCCR đến thôn, bản. Quan điểm chỉ đạo là, KLV xuống thôn, bản thì phải tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong dòng họ, trong công tác tuyên truyền, vận động. Ưu tiên tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, đặc biệt nghiêm cấm phá rừng tự nhiên làm nương rẫy (trồng sắn, lúa, ngô). Tất cả các bản có sản xuất nương rẫy đã được KLV phụ trách địa bàn tổ chức tuyên truyền để người dân chủ động chấp hành nghiêm ngặt phòng cháy rừng trong xử lý thực bì, đốt, dọn nương rẫy. Thông qua họp tại thôn, bản là kênh tuyên truyền, giải đáp, đối thoại trực tiếp giữa kiểm lâm với Nhân dân, đồng thời ký cam kết BVR, PCCCR, không phá rừng tự nhiên làm rẫy. Chủ rừng khai thác rừng trồng phải đầu tư vốn trồng lại rừng trong thời hạn 12 tháng.
Yêu cầu trong thời gian nắng nóng, KLV địa bàn phải luôn sẵn sàng, chủ động phương tiện, mang theo dụng cụ, vật dụng cá nhân thay ca thường trực tại các khu vực trọng điểm cháy rừng với mục đích theo dõi, nắm bắt, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hộ gia đình, cá nhân vi phạm xâm lấn rừng tự nhiên để làm rẫy, vi phạm quy định về PCCCR trong xử lý thực bì, đốt, dọn nương rẫy. Hạt kiểm lâm đã tham mưu BCĐ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện kiểm tra công tác BVR, PCCCR tại các chủ rừng Nhà nước, UBND cấp xã. Qua đó, hướng dẫn, đôn đốc cấp xã, chủ rừng nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, chú trọng thực hiện công tác BVR, PCCCR; yêu cầu chủ rừng Nhà nước phải tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra an ninh rừng, lập kế hoạch mua sắm máy, thiết bị, dụng cụ phục vụ PCCCR...
Những ngày thời tiết nắng nóng, trên địa bàn huyện Mường Lát có gần 35.000ha rừng nguy cơ cháy cao. Đặc biệt là rừng khu vực dọc biên giới hai huyện Viêng Xay, Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào), vật liệu cháy đã khô nỏ, thực bì dầy được xác định luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao, ở cấp rất nguy hiểm trong mùa nắng nóng. Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện ban hành phương án tác chiến chữa cháy rừng (CCR) năm 2024, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng cơ động nhanh CCR tại chỗ, lập danh sách người chỉ huy chữa cháy và số điện thoại cụ thể đến các bản trên toàn huyện phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy CCR. Theo đó 8/8 xã, thị trấn đã rà soát, củng cố, xây dựng và ban hành phương án CCR theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo sát thực tế, dễ áp dụng. Lực lượng CCR tại chỗ khi cần huy động 3.990 người, 36 ô tô, 2.386 xe máy, 36 máy thổi gió, 76 máy cắt thực bì, 106 cưa xăng, 180 vỉ dập lửa, 11 máy phun sương, 31 loa chỉ huy, 5.600 dụng cụ khác... Trong tháng 3 và tháng 4/2024, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã phối hợp với UBND các xã trên địa bàn tổ chức làm mới hơn 3,6km đường băng cản lửa, tu sửa 3,5km đường băng cản lửa cũ, làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng 7,2ha...
Tuy nhiên, hiện nay địa hình huyện Mường Lát độ dốc lớn, tầng đất mỏng, nhiều tháng không có mưa, nên toàn bộ thảm thực vật rừng dầy, chuyển màu nâu vàng, diện tích tre nứa khô nỏ; cùng với việc sản xuất nương rẫy truyền thống của Nhân dân có sử dụng lửa, lấy mật ong sử dụng lửa là nguyên nhân, nguy cơ gây cháy rừng rất cao. Khi xảy ra cháy rừng thì việc di chuyển của lực lượng CCR lên khu vực cháy rất khó khăn do địa hình rất cao, dốc, hiểm trở. Về kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp ở cấp huyện, xã rất ít, không đảm bảo hoạt động lâm nghiệp. Cấp huyện và xã cũng chưa có nguồn kinh phí đầu tư mua sắm máy, thiết bị phục vụ CCR, đã và đang là khó khăn, bất lợi cho huyện Mường Lát trong bảo vệ, PCCCR.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Mường Lát chung sức PCCCR, giữ rừng, hiện nay an ninh rừng trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không có điểm nóng về khai thác, phá rừng trái pháp luật. Độ che phủ rừng trên địa bàn đạt 77,47%. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang phục hồi, phát triển ổn định. Toàn bộ diện tích rừng trồng đang được huyện chỉ đạo thực hiện xã hội hóa trong trồng rừng sản xuất, trong đó ưu tiên loài cây bản địa, cây đa tác dụng có giá trị kinh tế như bồ đề, trẩu... để khuyến khích đồng bào các dân tộc chủ động trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển kinh tế rừng, tái đầu tư BV&PTR hiệu quả.
“Lá phổi xanh” nơi đầu nguồn sông Mã được quản lý, bảo vệ bền vững không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường mà còn tạo nguồn sinh thủy, cấp nước, giữ nước, điều tiết nước, bảo vệ các công trình thủy lợi trong vùng.
Bài và ảnh: Thùy Dương
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-04-29 11:08:00
Tạo việc làm cho người lao động ở các khu, điểm du lịch
Chuyện ở Suối Lóng
Vai trò của ban phát triển thôn trong xây dựng nông thôn mới
Thanh Hóa và những “mùa xuân mới”
Thường Xuân thực hiện các giải pháp bứt phá cuối nhiệm kỳ
Cẩm Thủy nỗ lực chuyển đổi số, kéo gần khoảng cách vùng miền
“Thóc thừa cân, quân vượt mức”
Cảnh báo lừa đảo combo du lịch giá rẻ
Tuổi trẻ xứ Thanh góp phần chuyển đổi số tại các khu di tích
Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP