(vhds.baothanhhoa.vn) - Mỗi năm Thanh Hóa có khoảng 200 lễ hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau, tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Vì vậy, ngay sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, lượng người đổ về các di tích tăng đột biến. Đây cũng là thời điểm “vàng” cho những dịch vụ ăn uống tự phát mọc lên cùng với đó là vấn đề về VSATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nan giải ATTP mùa lễ hội

Mỗi năm Thanh Hóa có khoảng 200 lễ hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau, tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Vì vậy, ngay sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, lượng người đổ về các di tích tăng đột biến. Đây cũng là thời điểm “vàng” cho những dịch vụ ăn uống tự phát mọc lên cùng với đó là vấn đề về VSATTP.

Theo báo cáo của Sở VH,TT&DL, hai tháng đầunăm 2018 Du lịch Thanh Hóa đã đón 588,5 nghìn lượt khách. Các điểm đến du lịch đầu xuân thu hút khách đó là Cửa Đạt (Thường Xuân), Phủ Na (Như Thanh), động Từ Thức, đền Mai An Tiên (Nga Sơn), khu di tích Lam Kinh (Thọ Xuân)...

Để đảm bảo ATTP và không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2018 thì “Cơ quan chức năng đã thực hiện triển khai nhiều biện pháp, đồng thời phối hợp với các phòng, trung tâm y tế địa phương tiến hành kiểm tra, kết hợp tuyên truyền đến các hộ kinh doanh, sản xuất, buôn bán thực phẩm. Tỉnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành, bố trí xe ô tô kiểm nghiệm nhanh ATTP hỗ trợ các đoàn thực hiện xét nghiệm nhanh phát hiện sớm các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác đường dây nóng của Văn phòng điều phối ATTP 0237.396.1818 và địa chỉ vpdpattpthanhhoa.gov.vn mở 24/7 trực tiếp tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị của nhân dân về vấn đề VSATTP” - Ông Hà Văn Giáp, Phó Chánh văn phòng, Văn phòng điều phối VSATTP tỉnh cho biết.

VSATTP vẫn còn là vấn đề nan giải tại di tích Phủ Na.

Những ngày này Phủ Na (Như Thanh), thường xuyên thu hút lượng lớn khách du lịch đến vãn cảnh, thắp hương đầu năm. Đại diện chính quyền xã Xuân Du cho biết “Trước khi lễ hội diễn ra, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền về các quy định ATTP cho nhân dân trong xã, thành lập Ban quản lý lễ hội, thành lập đoàn kiểm tra VSATTP Tết Nguyên đán và lễ hội Phủ Na. Triển khai ký cam kết đảm bảo ATTP, phổ biến kiến thức, quy định về ATTP đối với các hộ kinh doanh, buôn bán thực phẩm tại lễ hội, quy hoạch khu vực bán hàng riêng”.

Quy định là vậy nhưng trên thực tế, các biện pháp của chính quyền vẫn chưa đủ mạnh và quyết liệt khi lượng khách đổ về đây tăng đột biến và việc kinh doanh, buôn bán chỉ mang tính chất thời vụ. Bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy thực phẩm chín và tươi sống đều “lộ thiên”, không tuân thủ việc bảo quản thực phẩm trong tủ chuyên dụng. Hầu hết sản phẩm là của người dân trong xã nên truy xuất nguồn gốc là rất khó khăn. Việc bày bán cũng hết sức “tự nhiên” khi chỉ cần tấm nilong trải xuống đất... Các cửa hàng phở, bún, cháo được dựng lên tạm bợ ngay tại khu đất trống, thiếu hẳn các điều kiện đảm bảo ATTP như nguồn nước sạch, đảm bảo thực phẩm, vệ sinh dụng cụ...

Đặc biệt trong những ngày mưa vừa qua thì việc bán hàng trên đất càng thiếu sự “sạch sẽ”. Trong khi đó rác thải từ hàng quán và du khách không được thu gom mà vứt bừa bãi, xen lẫn trong những khu bán hàng.

Tình trạng trên cũng diễn ra tại đền Cửa Đạt (Thường Xuân) và nhiều di tích khác trong những ngày đầu năm. Nguyên nhân một phần là do tính thời vụ, việc bán hàng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên chủ hộ kinh doanh không có sự đầu tư về cơ sở vật chất, hoặc có thì chỉ mang tính tạm bợ.

Thiết nghĩ, mùa lễ hội vẫn còn dài, những bất cập về ATTP rất cần được các cấp, ngành liên quan chỉ đạo và kiên quyết xử lý để khắc phục, nhất là ý thức của người đi du lịch cần được nâng cao để những lễ hội diễn ra vui tươi và văn minh.

Lê Nhung


Lê Nhung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]