(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong 3 ngày 9, 10 và 11/4 (tức ngày 1, 2, 3 tháng 3 năm Giáp Thìn), xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đã tổ chức Lễ hội Phủ Vàng năm 2024.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Trong 3 ngày 9, 10 và 11/4 (tức ngày 1, 2, 3 tháng 3 năm Giáp Thìn), xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đã tổ chức Lễ hội Phủ Vàng năm 2024.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Phủ Vàng được xây dựng trên núi Chùa, làng Vàng, xã Hoằng Xuân (Hoằng Hoá).

Phủ Vàng (hay còn gọi là Phủ Vàng linh từ) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII, là nơi thờ Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, tới Phủ Vàng cho quân dừng chân nghỉ ngơi và vào Phủ dâng hương kính lễ, được Thánh Mẫu báo mộng, bày kế sách hay để đánh thắng quân giặc. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua đã tri ân Thánh Mẫu, ban sắc phong và lập đền thờ trên núi Chùa, làng Vàng, thuộc xã Hoằng Khánh trước đây, nay là xã Hoằng Xuân.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Lễ hội Phủ Vàng năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày với nhiều nghi thức truyền thống.

Phủ Vàng không chỉ là nơi để người dân Hoằng Xuân hướng vọng tâm linh mà còn địa điểm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách trong vùng quanh Ngã ba Bông về tỏ lòng hướng vọng tới Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội Phủ Vàng ngày nay đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của Nhân dân trong vùng.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Chương trình khai mạc Lễ hội Phủ Vàng.

Năm 2024, Lễ hội Phủ Vàng được tổ chức theo thông lệ và kéo dài trong 3 ngày với nhiều nghi thức truyền thống như nghi thức rước kiệu, dâng hương, tế lễ, hầu đồng... Ở phần hội, bên cạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các thôn trên địa bàn xã, hội thi nấu cơm thu hút đông đảo người dân trong xã tham gia, cổ vũ.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Trong chương trình lễ hội, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa các thôn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã được tổ chức sôi nổi.

Nét đẹp Lễ hội Phủ Vàng năm 2024

Hội thi nấu cơm cũng là hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia.

Lễ hội Phủ Vàng được tổ chức hằng năm nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Đây cũng là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu để gắn kết đời sống tinh thần cũng như tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]