(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) hàng năm có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được tổ chức, trong số đó phải kể đến Hội thi “Nấu cơm”. Hội thi năm nay thu hút đông đảo các đội tham gia và sự quan tâm của du khách.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) hàng năm có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được tổ chức, trong số đó phải kể đến Hội thi “Nấu cơm”. Hội thi năm nay thu hút đông đảo các đội tham gia và sự quan tâm của du khách.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Tham gia Hội thi thường có 10 đội đến từ các khu phố trên địa bàn phường Bắc Sơn.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Theo quy định, mỗi đội dự hội thi có 4 người, gồm 2 nam, 2 nữ, được Ban Tổ chức chuẩn bị 1 cối đá, 1 chày giã gạo, 1 niêu đất, 1 kg thóc và nước lọc.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Các đội trải qua 2 phần thi gồm giã gạo và nấu cơm. Ở phần thi giã gạo, các đội thi trong 30 phút. Đội xong đầu tiên được điểm tối đa và điểm sẽ trừ lùi dần đến đội hoàn thành cuối cùng.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Phần thi này đòi hỏi người giã gạo phải có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ; người sàng gạo phải khéo léo để cho ra những hạt gạo trắng sạch trong thời gian sớm nhất.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Sau khi giã gạo, để nồi cơm đạt chất lượng, các đội phải sàng gạo, sảy gạo thật sạch.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Sau phần thi giã gạo, trong tiếng trống rộn rã, các đội chuyển sang phần thi nấu cơm. Mỗi đội cử 2 người khiêng nồi, 1 người châm lửa, một người nấu cơm, vừa nấu vừa di chuyển cho đến khi cơm chín. Ban Tổ chức dựa trên các tiêu chí cơm trắng sạch, dẻo ngon, thời gian nấu và trọng lượng cơm để chấm điểm cho các đội.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Hội thị gợi nhớ về hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Thăng Long. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, những người lính hậu cần vừa đi vừa nấu cơm nuôi quân đánh giặc.

Đặc sắc Hội thi “Nấu cơm” ở Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Mảnh đất Bỉm Sơn là nơi Nghĩa quân Tây Sơn hội quân trước khi tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789.

Trần Thanh - Hà Nghĩa (CTV)


Trần Thanh - Hà Nghĩa (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]