(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo quy luật, hằng năm từ tháng 9 đến tháng 12, nhất là gần đến mùa mưa bão, khi các loài chim trời như cò, vạc, cói, triết... thường di cư và tìm nơi trú ngụ trên những cánh đồng ở tại một số huyện, thị xã, thành phố như: Nga Sơn, Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn, Nông Cống. Đây cũng là thời điểm gia tăng nạn săn bắt những loài chim này.

Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã, chim di cư

Theo quy luật, hằng năm từ tháng 9 đến tháng 12, nhất là gần đến mùa mưa bão, khi các loài chim trời như cò, vạc, cói, triết... thường di cư và tìm nơi trú ngụ trên những cánh đồng ở tại một số huyện, thị xã, thành phố như: Nga Sơn, Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn, Nông Cống. Đây cũng là thời điểm gia tăng nạn săn bắt những loài chim này.

Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã, chim di cư

Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã, chim di cư

Lực lượng chức năng tháo dỡ lưới bẫy chim...

Địa điểm mà người dân chọn làm nơi đặt bẫy chim trời thường ở các cánh đồng lúa đã được thu hoạch, có thêm những bụi cây lớn, rậm rạp hoặc những vũng nước nông. Tại đây người bẫy chim găm các con cò giả rồi cắm các thanh tre có keo dính ở khắp nơi, từ giữa ruộng, bờ bao cho tới các lùm cây. Một số nơi, người dân còn dùng các thiết bị công nghệ để phát ra tiếng kêu để bẫy các loại chim trời. Điều này dẫn tới số lượng chim trời ngày càng giảm, ảnh hưởng đến cân bằng đa dạng hệ sinh thái.

Để ngăn chặn tình trạng săn bắt chim trời, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành có liên qua về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm tham mưu cho UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, xã, phường về nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài chim hoang dã. Tại các địa bàn trọng điểm, như: TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Nga Sơn, Nông Cống, lực lượng kiểm lâm đã tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn kiện toàn các tổ công tác liên ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, mua bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật, đặc biệt là hành vi bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán các loại chim hoang dã, chim di cư; tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, thu gom dụng cụ, lưới bẫy chim; yêu cầu các hộ dân sinh sống trong và ven các vùng chim di cư ký cam kết không săn bắt chim hoang dã...

Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã, chim di cư

... và tháo dỡ cò mồi giả.

Thực hiện chỉ đạo trên, ngay trong ngày 15-9, Hạt kiểm lâm ven biển đã tham mưu cho TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương thành lập 2 tổ công tác liên ngành ra quân kiểm tra trực tiếp tại các phường, xã, như: Quảng Vinh, Quảng Hùng (TP Sầm Sơn); Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái (Quảng Xương). Qua đó, đã phát hiện và thu giữ 5.000 m lưới, 70 xốp cò giả, 55 bẫy sập, thả về tự nhiên 25 con cò mồi.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn săn bắt chim hoang dã vẫn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các đối tượng vi phạm. Trong thời gian tới, Chi cục kiểm lâm tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm vùng trọng điểm đánh bắt chim trời tổ chức lực lượng, tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm về săn bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, chim di cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân không thực hiện hành vi săn bắt các loài chim hoang dã, chủ động tố giác các đối tượng vi phạm...

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]