(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngành giáo dục và đào tạo huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt chú trọng đầu tư mua sắm, trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện công tác chuyển đổi số (CĐS). Đến nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã kết nối internet tốc độ cao và sử dụng phần mềm trong quản lý giáo dục.

Ngành giáo dục Như Thanh tích cực chuyển đổi số

Ngành giáo dục và đào tạo huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt chú trọng đầu tư mua sắm, trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện công tác chuyển đổi số (CĐS). Đến nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã kết nối internet tốc độ cao và sử dụng phần mềm trong quản lý giáo dục.

Ngành giáo dục Như Thanh tích cực chuyển đổi sốGiờ dạy và học của cô và trò Trường Tiểu học Phú Nhuận.

Trường Tiểu học Phú Nhuận đã tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý và giảng dạy thông qua việc đầu tư phòng tin học kết nối internet, lắp đặt tivi màn hình rộng kết nối với mạng internet tại hầu hết các phòng học để phục vụ công tác giảng dạy. Đặc biệt, năm học 2022-2023, nhà trường được UBND huyện đầu tư trang bị 25 phòng học thông minh, với tổng trị giá trên 1,8 tỷ đồng. Cùng với đó, nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên soạn giáo án điện tử; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng tập huấn cho cán bộ, giáo viên. Hiện nay, nhà trường đã sử dụng các phần mềm quản lý, sổ điểm, học bạ điện tử, các tiết dạy bằng giáo án điện tử, theo dõi thời khóa biểu; thành lập các nhóm zalo gửi tin nhắn đến điện thoại di động cho phụ huynh để thông báo hoạt động của trường, của lớp cũng như kết quả học tập của học sinh...

Thầy giáo Đỗ Xuân Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Đến nay, công tác CĐS trong nhà trường đã được thực hiện đồng bộ trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Nhà trường sử dụng hiệu quả các phần mềm, các ứng dụng phục vụ công tác quản lý thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, phần mềm kế toán, quản lý văn bản phục vụ công tác thống kê, quản lý đánh giá quá trình giáo dục. 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã soạn giáo án thuần thục trên máy tính và ứng dụng CNTT nhuần nhuyễn vào giảng dạy. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh... với cách trình bày bài giảng gọn, đẹp và sinh động. Những hình ảnh, đoạn phim hợp lý, sinh động khiến học sinh hứng khởi, tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn. Vì vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Năm học nào nhà trường cũng có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Chất lượng luôn đứng thứ 2 trong huyện và đứng tốp đầu khối THCS các huyện miền núi. Đặc biệt, năm học 2022-2023, nhà trường có 1 học sinh đạt giải nhì kỳ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp quốc gia.

Ông Trịnh Minh Lâm, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Như Thanh, cho biết: Xác định việc ứng dụng CNTT, CĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện yêu cầu căn bản đổi mới giáo dục, những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh việc đầu tư, mua sắm máy tính, các trang thiết bị CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đều có mạng internet tốc độ cao phục vụ cho cán bộ, giáo viên, học sinh. 100% các trường học đều có phòng tin học được kết nối internet, trang thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, giảng dạy. Cùng với đó, ngành phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thiết kế bài giảng eLearning, video bài giảng, thiết bị dạy số cho tất cả cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện. Đến nay, hầu hết các nhà trường đều triển khai và thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến trong ngành giáo dục, như: xét tuyển học sinh đầu cấp, đẩy mạnh triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt; 100% cán bộ, giáo viên bậc tiểu học, THCS thực hiện sử dụng chữ ký số trong quản lý, giảng dạy và phê duyệt giáo án, hồ sơ; 100% các trường tiểu học, THCS sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, phần mềm quản lý kế hoạch bài giảng, giáo án. UBND huyện đã đầu tư lắp đặt 55 phòng học thông minh khối tiểu học phục vụ hiệu quả trong công tác giảng dạy.

Việc ứng dụng CNTT, CĐS trong quản lý, giảng dạy trên địa bàn huyện Như Thanh bước đầu tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]