(vhds.baothanhhoa.vn) - Đường Trường Sơn đã trở thành một trong những huyền thoại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Những năm tháng hào hùng sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mãi vẹn nguyên trong trái tim nhiệt huyết của những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa và thế hệ trẻ mai sau.

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Đường Trường Sơn đã trở thành một trong những huyền thoại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Những năm tháng hào hùng sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mãi vẹn nguyên trong trái tim nhiệt huyết của những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa và thế hệ trẻ mai sau.

“Tuấn mã” Trường Sơn

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Công Tường.

“Rèn đôi chân thép/Vượt núi Trường Sơn/Vào Nam đánh Mỹ” là tinh thần chung của những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã hành quân trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Trong đó có cựu chiến sĩ Trường Sơn Nguyễn Công Tường (thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định) đã lái xe, kéo 724 lần khẩu pháo, 29 chuyến xe chở đạn dược vào trận địa cùng với hàng chục chuyến chở thương binh về quân y viện phía sau. Không những lái xe hơn 10 vạn km an toàn, dưới mưa bom bão đạn, ông còn có công sửa chữa, thay thế phụ tùng hàng chục xe ô tô hư hỏng thành xe hoạt động tốt, kịp thời tham gia phục vụ chiến đấu trên khắp chiến trường. Với những gì đã cống hiến, lái xe Nguyễn Công Tường được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua. Ngày 31/12/1973, lái xe Nguyễn Công Tường được Chủ tịch nước Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi vừa tròn 27 tuổi.

Dịp gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh do Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức vừa qua, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Công Tường đã ôn lại kỷ niệm với đồng đội.

Mặc dù cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn năm xưa ai cũng biết thành tích của ông, nhưng khi lắng nghe ông kể rành rọt những kỷ niệm trên tuyến đường huyền thoại, những việc ông và đồng đội làm, ký ức của những chiến sĩ Trường Sơn lại ùa về, rơm rớm nước mắt vì xúc động, nhớ thương đồng đội.

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Ông Nguyễn Công Tường (thứ hai, bên phải qua) cùng ôn lại kỷ niệm với đồng đội

Làm Tiểu đội trưởng lái xe Đại đội 13 ô tô, Tiểu đoàn 105, Trung đoàn 280, Sư đoàn 367, Bộ Tư lệnh phòng không - Không quân. Nhiệm vụ của ông là lái xe kéo pháo cao xạ, cơ động trên các cung đường 12, 15, 16, 20 của đường Trường Sơn huyền thoại không lúc nào ngừng tiếng bom rơi, đạn nổ. Với ông Tường, cung đường nào, chuyến xe nào cũng để lại nhiều kỷ niệm. Có chuyến đi đồng đội bị trúng bom. Lúc đó, ai cũng quả cảm, quyết tâm một lòng chiến đấu mà không sợ gian nguy. Những năm tháng ấy, sự sống và cái chết mong manh lắm. Ngoài sự khốc liệt của đạn bom, việc lái xe kéo pháo trong điều kiện đường dốc, hẹp, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm, nhiều đoạn sạt lở, chỉ cần không vững tay lái là xe và người có thể bay xuống vực sâu. Ấy vậy mà ông Tường vẫn chắc tay lái, nhiều đồng đội còn gọi ông là “Tuấn mã” Trường Sơn.

Năm 1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 559, nhiệm vụ tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự chi viện chiến trường miền Nam. 16 năm (1959 - 1975), bộ đội Trường Sơn đã xây dựng gần 17.000km đường xe cơ giới, hơn 3.000km đường giao liên, 1.400km đường ống xăng dầu, vận chuyển hơn 1 triệu tấn vũ khí... Trong những chiến công vẻ vang ấy có sự góp sức rất lớn của lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội Trường Sơn làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom, lái xe, vận tải hàng hóa...

Ông Tường kể: "Tôi nhớ nhất là sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Địch đánh phá rất ác liệt, dốc cao 300-400m, xe không đi nổi. Có những trận máy bay địch ném bom cháy vào trận địa, tôi và đồng đội xông vào dập lửa, kéo pháo ra nơi an toàn. Cũng trong trận chiến khốc liệt này, tôi bị trúng bom bi và bị thương, một mảnh bom găm vào chân. Cả tiểu đội lái xe có 7 người thì 6 anh em, hy sinh, chỉ còn mỗi tôi sống sót trở về".

Không chỉ làm nhiệm vụ chính là lái xe kéo pháo, vận chuyển đạn dược, thương binh, lái xe Nguyễn Công Tường còn kiêm đủ nhiệm vụ như bốc vác hàng hóa, cõng thương binh, vận chuyển họ ra hậu cứ. Có lúc, ông kiêm luôn hộ lý, y tá băng bó vết thương cho đồng đội... 65 năm qua, người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa còn khỏe và tinh tường lắm. Hiện ông là Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn –đường Hồ Chí Minh huyện Yên Định. Ông vẫn luôn nỗ lực, tích cực làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội, tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Ông Nguyễn Đức Lâm, cựu TNXP Ban xây dựng 67 Trường Sơn chia sẻ kỷ niệm.

Là Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng C5 Đội 25 Đường 20 Quyết Thắng có 2 nhiệm kỳ TNXP đóng quân trên tuyến đường Trường Sơn, ông Nguyễn Đức Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu TNXP tỉnh bồi hồi nhớ lại: Những tháng ngày mở đường Trường Sơn phục vụ chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bộ đội và TNXP khổ lắm. TNXP chúng tôi làm đường trong rừng sâu núi thẳm, thời tiết rất khắc nghiệt, máy bay bắn phá ngày đêm... nhưng vẫn quyết tâm bám đường, thông tuyến, tham gia cứu thương.

Ông Lâm kể, ban ngày bị địch ném bom nên chúng tôi hành quân vào ban đêm, làm đường cũng ban đêm dưới ánh trăng, đốt đuốc... Có những hôm không được ăn cơm vì máy bay địch đánh bom liên tục. Có bữa cơm đến 4, 5 lần báo động máy bay. Khó khăn là thế nhưng TNXP chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần: “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Nhớ nhất là đêm 26, rạng ngày 27/10/1967, Binh đoàn pháo của bộ đội ta hành quân vào miền Nam nhưng gặp pháo sáng của địch nên phải nấp vào khe núi, sườn đồi, ngụy trang. Chúng tôi làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường có 2 trọng điểm ác liệt là đỉnh đèo 41 và ngầm Kroong. Bị máy bay địch phát hiện, 3 giờ chiều chúng thả bom bắn phá. Phía ta có 3 trận địa pháo của bộ đội bảo vệ đã nổ súng đánh trả quyết liệt. Trận này có 29 đồng chí hy sinh, trong đó có 11 đồng chí là TNXP. Đến 5 giờ chiều, chúng lại tiếp tục thả bom đánh trúng hầm. Rất nhiều đồng chí bị thương vừa đưa vào hầm chưa kịp sơ cứu đã bị trúng bom tiếp. C5 Đội 25 của tôi lúc đó có 7 đồng chí làm nhiệm vụ cứu thương trong hầm thì có 6 đồng chí đã hy sinh. Duy nhất còn tôi sống sót, nhưng bị ảnh hưởng của sức ép bom mìn, bị thương ở đùi và được đồng đội đưa về Bệnh viện NH K14 (Binh trạm 14) điều trị”.

Chúng tôi làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường có 2 trọng điểm ác liệt là đỉnh đèo 41 và ngầm Kroong. Bị máy bay địch phát hiện, 3 giờ chiều chúng thả bom bắn phá. Phía ta có 3 trận địa pháo của bộ đội bảo vệ đã nổ súng đánh trả quyết liệt. Trận này có 29 đồng chí hy sinh, trong đó có 11 đồng chí là TNXP.
C5 Đội 25 của tôi lúc đó có 7 đồng chí làm nhiệm vụ cứu thương trong hầm thì có 6 đồng chí đã hy sinh.

Gắn bó máu thịt với đường Trường Sơn nhiều năm, ông Lâm và đồng đội cũng đã có nhiều dịp thăm lại chiến trường xưa. Cái được lớn nhất trên cương vị người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa là bảo vệ tuyến đường huyết mạch bằng xương máu của mình. Những lần yếu mệt, vợ và các con ông Lâm khuyên ông nghỉ ngơi. Nhưng với tâm huyết của một cựu TNXP Trường Sơn, dù đã nghỉ việc, nhưng ông vẫn luôn dõi theo hoạt động của Hội, coi đó là trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, thêm niềm vui tuổi già. Ông đã tham gia các đoàn công tác 4 lần vào chiến trường tìm được 4 hài cốt đồng đội mang về; 2 lần cùng cơ quan của Bộ Quốc phòng chuyên tìm hài cốt Mỹ chỉ cho họ nơi chôn cốt 2 phi công Mỹ năm xưa và nhiều lần trở về Trường Sơn thắp hương cho đồng đội. Cùng tổ chức Hội giải quyết chế độ chính sách cho hội viên TNXP, làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội...

Để những chuyến xe an toàn lăn bánh vào trận địa

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Ông Mai Tuấn Oanh cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm.

5 năm là chiến sĩ Trường Sơn Đoàn 559, ông Mai Tuấn Oanh, xã Xuân Minh (Thọ Xuân) làm nhiệm vụ sửa chữa xe tô ở Binh trạm 12, Đoàn 559, với ông những ký ức về Trường Sơn vẫn luôn hiện hữu. Quá nhiều mất mát đau thương bởi cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng ý chí, khát vọng hòa bình mãnh liệt đã giúp ông và đồng đội vượt qua gian khổ, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Để chuẩn bị cho một đội xe (khoảng 20 xe) hành quân trong đêm thì đội chúng tôi có khoảng từ 4 đến 5 người phải chuẩn bị các điều kiện cho các xe an toàn trước khi lăn bánh. Cứ thế, chúng tôi đã đã trở thành những thợ sửa xe chuyên nghiệp trên tuyến lửa Trường Sơn suốt 5 năm và phục vụ quân đội 20 năm...

Ông Oanh chia sẻ: "Tháng 5/1970, tôi đang công tác tại Nhà máy ô tô B240 thì nhận lệnh nhập ngũ vào Trường Sơn. Vào chiến trường khốc liệt, cứ ngớt tiếng súng, tiếng máy bay của giặc Mỹ là anh em chúng tôi lên đường lần theo dấu vết, thông tin báo những nơi có xe tác chiến bị hỏng, chúng tôi tìm đến để tháo dỡ, lấy phụ tùng còn dùng được về thay thế cho những chiếc xe khác. Việc không hề đơn giản, bởi xe tác chiến thường rơi xuống khe, trong rừng sâu, vánh đá... Có những vị trí chúng tôi phải dùng tời, kích kéo phụ tùng lên hàng trăm mét dưới vực sâu; những nơi nông hơn thì leo bộ xuống. Sau khi tháo xong, chúng tôi mang vác, gùi trên vai mang về đơn vị; cũng có khi vào rừng đốn gỗ về đóng thùng xe... Trường Sơn có 2 mùa mưa và nắng nên điều kiện làm việc, tác chiến vô cùng gian khổ. Nhưng đã nhận nhiệm vụ thì việc gì chúng tôi cũng làm thành thạo, chuyên nghiệp và không đêm nào có nổi một giấc ngủ ngon. Để chuẩn bị cho một đội xe (khoảng 20 xe) hành quân trong đêm thì đội chúng tôi có khoảng từ 4 đến 5 người phải chuẩn bị các điều kiện cho các xe an toàn trước khi lăn bánh. Cứ thế, chúng tôi đã đã trở thành những thợ sửa xe chuyên nghiệp trên tuyến lửa Trường Sơn suốt 5 năm và phục vụ quân đội 20 năm...

Chiến sĩ thông tin làm “hoa tiêu”

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

Ông Lê Văn Thống (người thứ hai từ bên phải sang) chia sẻ kỷ niệm với đồng đội

Tại nhà của mình ngay sát biển Sầm Sơn ngày đêm nghe tiếng sóng vỗ, ngắm nhìn sự phát triển của thành phố du lịch, cựu chiến sĩ Trường Sơn Lê Văn Thống, đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn) đã mở đầu câu chuyện bằng những kỷ niệm về đời lính oai phong, hào hùng...

... ở Trường sơn vào mùa mưa, quần áo không khô, muỗi như ong, chúng tôi cắm cọc dưới sàn ướt ngủ... Gian khổ là vậy nhưng tinh thần các chiến sĩ Trường Sơn thì kiên cường lắm. Hai lần tôi bị sập hầm vùi lấp, bị thương nhưng vẫn quyết tâm làm “hoa tiêu” cho mỗi trận chiến đấu với kẻ thù".

Ông Thống kể: "Năm 1972, tôi rời ghế nhà trường lúc đang là giáo sinh sư phạm toán vào Nam chiến đấu theo Đoàn 559. Đường Trường Sơn mịt mù bụi, khói lửa. Người xe nối theo nhau tới tấp. Chúng tôi được lệnh giữ yên lặng tuyệt đối để đảm bảo bí mật; không được viết thư và báo tin cho gia đình. Vào đến Quảng Trị, tôi được giao làm nhiệm vụ thông tin, một nhiệm vụ rất quan trọng và cần độ chính xác cao. Tôi luôn mang trên mình bộ đàm theo dõi đội hình của địch mạnh hay yếu; phải quan sát đầy đủ, từng bước để báo cáo về đơn vị một cách nhanh nhất, kịp thời nhất cho thủ trưởng xây dựng kế hoạch tác chiến chính xác, nhằm giảm thương vong. Nguyên tắc của lính thông tin là nói bằng mật mã. Tôi được cấp trên cử đi học chỉ thời gian ngắn đã nhớ hết các mật mã, ký hiệu, kỹ năng lấy thông tin và truyền thông tin về đơn vị... Tôi và đồng đội liên tục di chuyển các đại đội làm trinh sát, công việc khá nguy hiểm vì địch ném bom liên tục... trong khi đó, ở Trường sơn vào mùa mưa, quần áo không khô, muỗi như ong, chúng tôi cắm cọc dưới sàn ướt ngủ... Gian khổ là vậy nhưng tinh thần các chiến sĩ Trường Sơn thì kiên cường lắm. Hai lần tôi bị sập hầm vùi lấp, bị thương nhưng vẫn quyết tâm làm “hoa tiêu” cho mỗi trận chiến đấu với kẻ thù".

Có hơn chục năm gắn bó với Hội, ông Thống hiện là Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh TP Sầm Sơn. Ông đã cùng với Thường vụ, Ban chấp hành Hội chèo lái tổ chức Hội phát triển toàn diện, luôn nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh. Cá nhân ông còn là thành viên câu lạc bộ chiến sĩ Trường Sơn làm kinh tế giỏi, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Nữ chiến sĩ Trường Sơn làm “anh nuôi”

Ngày ấy, chúng tôi sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại mang tên Bác

“Anh nuôi” Ngô Thị Nguyệt - cựu chiến sĩ Trường Sơn.

“Anh nuôi” là tên gọi thân thuộc dành cho các chiến sỹ nuôi quân, những người làm nhiệm vụ nấu cơm, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội. Khác với hình ảnh nữ giới “yểu điệu thục nữ”, cô Ngô Thị Nguyệt lại là nữ chiến sĩ gan dạ, dũng cảm. Cô phục vụ công tác hậu cần, trực tiếp làm “anh nuôi” cho đơn vị gần 200 người.

Đào bếp, nấu cơm ngay sát trận địa, “anh nuôi” Nguyệt cùng với đồng đội luôn thức dậy từ sáng sớm để tổ chức bữa ăn cho bộ đội. Cô vào rừng lấy măng, đào sắn, có nơi đóng quân gần dân thì vào trong dân xin thêm lương thực, rau xanh để cải thiện bữa ăn cho đơn vị. Cơm đùm cơm nắm vượt qua bao ngọn núi, khe đá bất chấp gian nguy, mùa mưa hay mùa khô, cô Nguyệt và đồng đội vẫn đi từ mờ sáng mà đến tận quá trưa, cứ đủ số lượng thực phẩm cần dùng là về bắt tay vào nấu, dọn dẹp hậu cần. Có những lúc làm đến kiệt sức, bị ngã chấn thương vùng đầu. Hồi đó, dù người nhỏ thó chỉ nặng hơn 30kg, nhưng cô Nguyệt đã gánh những chuyến thực phẩm lên tới 30, 40kg không quản mưa bom bão đạn, để anh em chiến sỹ có cơm ăn, nước uống kịp thời.

Khi nấu cơm phải chú ý không để khói lên, không lộ ánh sáng để địch không phát hiện. Nhờ đó mà bộ đội vẫn có cơm canh nóng ăn để có sức khỏe chiến đấu với quân thù. Nấu được cơm đã vất vả, vượt lửa đạn đưa tới từng chiến hào còn gian khổ gấp bội phần. Những năm làm nhiệm vụ “anh nuôi”, cô Nguyệt chưa bao giờ nghỉ lấy một ngày mà làm để quên đi cả mệt mỏi, hiểm nguy.

“Anh nuôi chiến trường đâu chỉ có nấu cơm/Mà còn sống và chết bên chiến hào lửa đạn/Mùi khói súng hòa trong từng ngụm nước/Lên tới đỉnh đồi, dũng sĩ chính anh nuôi!”. Với cô Nguyệt, đó là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời mình. Hòa bình lập lại, cô được đi học thương nghiệp và làm mậu dịch viên. Sau đó nghỉ chế độ, cô thành lập doanh nghiệp và hiện là Chủ tịch Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn tỉnh Thanh Hóa.

“Anh nuôi chiến trường đâu chỉ có nấu cơm/Mà còn sống và chết bên chiến hào lửa đạn/Mùi khói súng hòa trong từng ngụm nước/Lên tới đỉnh đồi, dũng sĩ chính anh nuôi!”. Với cô Nguyệt, đó là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời mình.

Mỗi người lính Trường Sơn là một câu chuyện, một huyền thoại. Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, con đường nào, địa điểm nào cũng là mảnh đất thiêng rực lửa của bộ đội, TNXP, dân công. Có biết bao đồng đội đang nằm lại giữa đại ngàn Trường Sơn và có biết bao chiến sĩ Trường Sơn vẫn đang viết tiếp phẩm chất bộ đội Trường Sơn, góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]