Ngôn ngữ - “tài sản” của mỗi một quốc gia, dân tộc; câu nói: “Tiếng Việt còn, nước ta còn” tưởng như ai cũng thuộc nằm lòng nhưng theo thời gian lại đang dần bị thứ gọi là “Ngôn ngữ Gen Z” xâm chiếm...

Ngôn ngữ Gen Z đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt

Ngôn ngữ - “tài sản” của mỗi một quốc gia, dân tộc; câu nói: “Tiếng Việt còn, nước ta còn” tưởng như ai cũng thuộc nằm lòng nhưng theo thời gian lại đang dần bị thứ gọi là “Ngôn ngữ Gen Z” xâm chiếm...

Gen Z – cụm từ viết tắt của Generation Z. Theo từ điển Oxford, Gen Z là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 cho đến 2012. Quãng tuổi phổ biến và được gọi là tuổi Gen Z là thế hệ sinh từ năm 1997-2012 chiếm tỷ lệ cao dân số trẻ trên thế giới. Bởi vậy, càng ngày những giá trị và quan điểm, mối quan tâm của họ về đời sống, nhận thức cá nhân càng được phản ánh rõ rệt và ảnh hưởng không nhỏ đến những vấn đề xã hội. Bởi đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ. Không thể phủ nhận một bộ phận thế hệ Gen Z có cơ hội tiếp xúc, học tập với những luồng tư tưởng tiến bộ, biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị truyền thống của dân tộc, của thế giới rộng lớn nên có cách hành xử chuyên nghiệp trong công việc, giao tiếp. Tuy nhiên, chính việc mong muốn thể hiện bản sắc, cái tôi riêng qua “Ngôn ngữ Gen Z” không ít người coi thường tiếng mẹ đẻ, lấy ngôn ngữ của ông cha ra để thay hình đổi dạng, biến tấu, lắp ghép linh tinh.

Ngôn ngữ Gen Z đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt

Nhiều người “sốc” vì tiếng Việt bị biến dạng. Ảnh minh họa – nguồn Internet

Lớn lên trong thế giới trực tuyến, bạn T – sinh viên Trường Đại học Luật chia sẻ: “Theo cá nhân mình thấy việc nói lóng một số từ khá thú vị khi giao tiếp nó tạo cảm giác gần gũi thân thiện. Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện với quản lý, cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ, việc nói lóng khiến cho người nghe có cảm giác khó hiểu, thiếu tôn trọng. Chưa kể, việc sử dụng quá nhiều tạo thành thói quen, những câu nói “cửa miệng” không phù hợp sẽ mang đến hậu quả không lường trước, gây nên những vụ công kích, đả kích nhau, gây thù hằn, nặng hơn là những vụ tác động vật lý không mong muốn”.

Ngôn ngữ Gen Z đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt

Một đoạn hội thoại đậm chất “Ngôn ngữ Gen Z”

Ngôn ngữ Gen Z đã và đang gây tranh cãi trong dư luận bởi chưa phù hợp hoặc có lúc đi ngược lại ngôn ngữ mẹ đẻ, Cô D – giáo viên Trường THPT Đào Duy Từ bộc bạch: “Giờ “từ điển Gen Z” thực sự quá phong phú, các giáo viên như chúng tôi nghe học sinh nói chuyện nhiều lúc không hiểu gì, thỉnh thoảng các em phát ngôn ra những câu khiến tôi giật mình như: “Còn cái nịt” diễn tả tình trạng mất hết, hết sạch; “phanh xích lô” để chỉ hành vi “hôn nhau” của các đôi uyên ương hoặc nói chuyện pha lẫn tiếng Anh và tiếng Việt “mình cứ enjoy cái moment này”, “những cái hoạt activities”... thậm chí, văng tục “thả ga”. Theo mình, dù chúng ta đang sống ở thời đại đổi mới, hội nhập công nghệ 4.0 người trẻ có thể phát huy hết khả năng, tính sáng tạo nhưng vẫn phải gìn giữ, phát huy vẻ đẹp truyền thống của tiếng Việt. Bởi, việc lạm dụng chế từ lóng quá mức vô hình chung đã và đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.”

Ngôn ngữ Gen Z đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt

Dùng ngôn ngữ Gen Z khiến vấn đề cần truyền đạt lệch đi hướng khác.

Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão vừa là thách thức cũng là cơ hội với gen Z trong việc tạo nên nét riêng của thế hệ mình. Việc sử dụng ngôn ngữ mạng như “con dao hai lưỡi” chỉ cần một người sử dụng ngôn ngữ sai lệch có thể kéo theo cả một lượng công chúng bởi tốc độ lan truyền tin tức nhanh đến chóng mặt; đáng lo nhất là khi những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng sử dụng sẽ khiến những đứa trẻ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường hiểu sai hoàn toàn và ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Ngôn ngữ Gen Z đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt

Ranh giới giữa sự sáng tạo và lệch chuẩn ngôn ngữ rất mong manh. Ảnh minh họa

Thực tế, tất cả mọi vấn đề đều có hai mặt tích cực và tiêu cực; chỉ cần mỗi chúng ta biết đặt và dùng nó vào trong hoàn cảnh, bối cảnh phù hợp. Theo đó, ngoài việc cần sự chung tay của cộng đồng trong vấn đề chấn chỉnh lệch chuẩn ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, gia đình góp phần quan trọng trong việc định hướng, giáo dục cho con em mình trong giao tiếp, đối nhân xử thế trong xã hội. Khi cho con trẻ tham gia vào môi trường mạng, cha mẹ cần kiểm soát kịp thời phát hiện uốn nắn để các em không có suy nghĩ lệch lạc, cách cư xử không phù hợp với xã hội. Mặt khác, cha mẹ cần “làm bạn” với con để nắm bắt tâm tư, cảm xúc vì nhiều con đang trong độ tuổi “tập làm người lớn” ngại bày tỏ với cha mẹ nhưng trên mạng xã hội lại là “con người khác” và phụ thuộc vào mạng xã hội.” Thầy Q – giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi bày tỏ.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]