(vhds.baothanhhoa.vn) - 7 năm đưa mô hình nuôi gà rừng tai trắng thuần chủng 100% không qua lai tạp xuống phố, anh Lê Đỗ Chinh ở phố 6, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần thất bại, anh vẫn không nản chí mà luôn học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người đưa gà rừng xuống phố

7 năm đưa mô hình nuôi gà rừng tai trắng thuần chủng 100% không qua lai tạp xuống phố, anh Lê Đỗ Chinh ở phố 6, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần thất bại, anh vẫn không nản chí mà luôn học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người đưa gà rừng xuống phố

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học =dân lập Đông Đô, anh Lê Đỗ Chinh đã chọn cho mình con đường đi riêng là trở về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà rừng.

Người đưa gà rừng xuống phố

Anh Chinh kể: “Tôi biết đến những con gà rừng này từ khi đang học THPT. Đây là khoảng thời gian tôi đã nhiều lần vào nhà dì ở Đắc Lắc chơi. Tôi ấn tượng với những con gà rừng có bộ lông đỏ mượt và đẹp. Cũng đã thử mua một đôi, nhưng do không nắm được kỹ thuật nuôi nên gà rừng ốm và chết”.

Người đưa gà rừng xuống phố

Sau này anh Chinh cũng đã nhiều lần thử nuôi một vài đôi gà rừng nhưng cũng không khả quan. Anh luôn trăn trở suy nghĩ tại sao gà rừng là loại có sức đề kháng tốt, lại không thể nuôi ở quê mình được. Anh quyết định “mạo hiểm” khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà rừng ngay tại ngôi nhà ông bà để lại ở Đông Cương.

Người đưa gà rừng xuống phố

Khi mới bắt đầu đưa ra ý tưởng nuôi gà rừng nhiều người thân đã khuyên anh nên suy nghĩ lại. Bởi họ chưa từng nhìn thấy ai nuôi gà rừng thành công và ý tưởng của anh không khả quan. Thậm chí nhiều người còn nói rằng đây là ý tưởng mơ hồ, gàn dở.

Người đưa gà rừng xuống phố

Để thực hiện mô hình này, anh đã đi nhiều nơi tham quan và học hỏi cách nuôi gà rừng. Anh đã mạnh dạn vay mượn được gần 100 triệu đầu tư nuôi gà rừng. Thế nhưng ngay từ lứa nuôi đầu tiên, anh đã thất bại. Tuy nhiên, không nản chí, anh tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm và từ những kiến thức thực tế nuôi gà.

Người đưa gà rừng xuống phố

Anh rút ra kinh nghiệm gà rừng là giống gà hoang dã nên việc tạo môi trường sống cho gà là rất quan trọng. Hiện nay, anh nuôi gà rừng có kiểm soát lưới hoang dã, việc nuôi gà được chia cụ thể thành từng khu với các lứa tuổi gà khác nhau.

Người đưa gà rừng xuống phố

Về thức ăn của gà thì chủ yếu là ăn lúa, cám ngô, gạo lứt, đậu tương các loại rau, củ quả như dưa hấu, chuối… và các loại khoáng tổng hợp.

Người đưa gà rừng xuống phố

Đến nay đàn gà gia đình anh sinh trưởng tốt. Ngoài hơn 2.000 con gà giống thì trang trại của gia đình anh có khoảng 160 con gà rừng thịt và 60 gà cảnh để phục vụ dịp tết.

Người đưa gà rừng xuống phố

Mặc dù còn khoảng 2 tuần nữa đến Tết Nguyên đán nhưng thời điểm này toàn bộ gà thịt của gia đình anh đã bán hết, các con gà cảnh còn lại cũng gần như kín đơn đặt hàng trước tết.

Người đưa gà rừng xuống phố

Với ưu điểm gà rừng có vẻ bề ngoài đẹp và có tiếng gáy thanh nên nhiều khách hàng thích chơi gà rừng vào dịp tết để vui xuân, lấy may mắn. So với các loại gà khác, gà rừng có sức đề kháng tốt, thịt cũng ngọt và thơm nên rất được ưa chuộng trên thị trường.

Người đưa gà rừng xuống phố

Một con gà rừng trống trưởng thành sẽ có màu lông đỏ ngũ sắc, tai trắng, cựa dài và nặng từ 1kg -1,2 kg, gà mái sẽ có màu lông xám đất.

Người đưa gà rừng xuống phố

Hiện gà rừng thịt được bán với giá dao động từ 700.000- 900.000 đồng/cặp, gà giống có giá từ 500.000 đến 2,2 triệu đồng/đôi tùy từng lứa tuổi; gà cảnh có giá bán từ 1,6 triệu - 3,5 triệu đồng/cặp tùy từng loại.

Người đưa gà rừng xuống phố

Thị trường tiêu thụ của gia đình anh Chinh trên toàn quốc, nhiều nhất là khu vực các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, các đơn đặt hàng hầu hết qua hình thức online.

Người đưa gà rừng xuống phố

Trung bình mỗi tháng tết, tổng doanh thu tại trang trại gà rừng gia đình anh Chinh đạt khoảng 65-75 triệu đồng, so với ngày thường tăng từ 10-20 triệu đồng/tháng. Anh Chinh mong muốn được nhân rộng mô hình nuôi gà rừng đối với bà con nông dân trong tỉnh, bởi anh nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nó mang lại.

Thu Thủy - Ngọc Huấn


Thu Thủy - Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]