Người khuyết tật và câu chuyện mưu sinh: Khát vọng
Họ có thể khuyết tật bẩm sinh hoặc khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật. Chân bị liệt, mắt không nhìn thấy... nhưng họ đã đứng dậy làm việc để khẳng định “tàn nhưng không phế”...
Nguyễn Văn Lĩnh quay trở lại nghề mộc và đang dần khẳng định bản thân với làm tượng gỗ mỹ nghệ.
1.Nguyễn Văn Lĩnh sinh năm 1987, ở thôn 2 Bái Trung (Hậu Lộc). Cách đây 18 năm, năm 2006, Lĩnh vào miền Nam làm thợ mộc. Không may, anh bị tai nạn nghề nghiệp và được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp hoàn toàn. Trong 4 năm (từ 2006-2010), gia đình chạy chữa từ Nam ra Bắc, nhưng do quá nặng nên Lĩnh không thể phẫu thuật thay khớp. Từ đó, anh xác định “sống chung với lũ”, là ngồi quỳ, ăn quỳ, luôn gập người về phía trước và mất ngủ vì những cơn đau... “Vào năm 2010, tôi cảm thấy tuyệt vọng nhất vì bệnh không thể chữa trị. Đã có lúc tôi muốn kết thúc cuộc sống nhưng nghĩ đến bố mẹ nên đã dừng ý định này. Mẹ thương tôi vô cùng, bà đã khóc rất nhiều...”, Lĩnh nhớ lại.
Bước qua tuyệt vọng, năm 2011, Lĩnh quay lại nghề mộc. Tuy nhiên, sự quay trở lại này, như anh chia sẻ, chỉ làm cho vui, sốc lại tinh thần, chưa hẳn xác định đấy là nghề cho cuộc sống về sau. Nếu khi làm việc trong Nam, Lĩnh theo nghề mộc (hoa lá), thì giờ anh chuyển sang làm tượng gỗ thủ công mỹ nghệ. Lĩnh lên mạng tra cứu, tìm hiểu và cứ thế vừa học vừa mày mò. Những sản phẩm đầu tiên đã được hỏi mua. Sự đón nhận này là động lực giúp Lĩnh vực dậy đam mê, chính thức quay lại nghề.
Năm 2013, anh đi làm nghề tại huyện Yên Định cho một người họ hàng. 5 năm sau, Lĩnh về quê, thuê địa điểm, mở xưởng mộc tại thôn 3 Bái Trung. Ngoài số vốn nhỏ dành dụm, anh được hỗ trợ sinh kế dành cho người khuyết tật với số tiền 20 triệu đồng để mua trang thiết bị, máy móc. Mừng, sản phẩm tượng gỗ mỹ nghệ làm ra được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tại xưởng mộc này, Lĩnh còn tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Họ là những người đặc biệt, những người rất đáng khâm phục, đáng được trân trọng. Với những người không may mắn khi cơ thể có khiếm khuyết thì sự kiên trì, nỗ lực lại càng nhiều hơn”. Và họ đã bỏ lại khiếm khuyết cơ thể phía sau và bước về phía trước để mưu sinh. |
Từ tuyệt vọng thành khát vọng, đã và đang mở ra nhiều hy vọng cho xưởng mộc của Lĩnh, như chia sẻ của ông Hoàng Ngọc Hải, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi huyện Hậu Lộc: “Cái giỏi của anh Lĩnh ở chỗ, rất nghị lực. Anh đứng dậy tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm. Xưởng không lớn nhưng công việc rất đều, đang tiến triển tốt”.
2. Khuyết tật nhưng lại có thể làm giàu, chuyện khó tin nhưng có thật. Câu chuyện của ông Lê Văn Xuân ở thôn Tuyên Hóa, xã Đông Khê (Đông Sơn) là ví dụ. Ông Xuân sinh năm 1963, là con thứ 3 trong gia đình nghèo có 7 người con. Bản thân ông Xuân bị teo chân trái bẩm sinh. Do điều kiện hoàn cảnh, ông chỉ học hết lớp 5. Năm 1979, khi 16 tuổi, ông Xuân bắt đầu đi xe đạp lên chợ Sim (Triệu Sơn), cách nơi ông ở hơn mười cây số để buôn than hoa, bán chè xanh... Teo 1 chân nhưng vẫn đi xe đạp là cả một kỳ tích với ông Xuân. Chân trái teo, chủ yếu ông làm điểm dựa, còn chân phải ông đạp xe. Vậy nên, như cách nói của ông Xuân, rằng trên cả chặng đường đi, ông “đo đường” suốt, ngã rồi lại tìm cách đứng dậy hoặc có người đi đường trợ giúp ông.
Một chân dù bị teo nhưng ông Lê Văn Xuân vẫn có thể phát triển kinh tế, là trụ cột gia đình.
Sau 12 năm đi chợ thì đến năm 1992 ông chuyển nghề. Ông mở hiệu sửa xe đạp ngay tại nhà. Sau đó ông mở thêm nghề hàn sơn, hàn hơi, hàn điện, dựng khung xe thồ bán. Ông kể: “Ngày đó, nghề này đang thịnh lắm, tôi làm nhanh giàu. 1 ngày kiếm 500, 600 nghìn đồng là chuyện bình thường. Đến năm 2015, tôi đã xây được căn nhà trị giá 450 triệu đồng và mua thêm được 1 miếng đất. Nhưng chỉ 1 năm sau đó, đất và 1 số tài sản khác cũng phải bán đi để chữa bệnh cho vợ tôi. Tôi khuyết tật nhưng lại là lao động chính trong gia đình. Vì vậy, nếu không cố gắng vươn lên thì vợ con sẽ rất khổ”.
Trên con đường mưu sinh đấy, ông Xuân đã được Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi huyện Đông Sơn hỗ trợ 6 triệu đồng để mở rộng đầu tư, mua trang thiết bị máy móc phục vụ nghề sửa xe đạp, hàn hơi... Bà Trần Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi huyện Đông Sơn, cho biết: “Toàn huyện có 6.060 người khuyết tật, trong đó còn khả năng lao động là 1.670 người. Trường hợp của anh Xuân, dù khó khăn trong đi lại nhưng đã vượt khó, có khát vọng làm giàu và thực tế anh đã chinh phục được chính bản thân...”.
Với người khuyết tật, vượt số phận, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống là điều phi thường. Thanh Hóa đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu như thế. Nguyễn Văn Lĩnh hay Lê Văn Xuân, những nhân vật kể trên, cùng sự tiếp sức của cộng đồng, họ đã tạo bước ngoặt lớn cho cuộc đời mình, biến khát vọng thành hiện thực.
Bài và ảnh: Vi An
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-04-04 16:58:00
Xem bói trực tuyến: Trò lừa tâm lý
Thực tiễn và kinh nghiệm mối quan hệ cấp ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý, Nhân dân làm chủ trong xây dựng NTM nâng cao ở Thiệu Chính
Tết Thanh minh năm 2024 rơi vào ngày nào?
“Cuộc chiến” sách lậu không hồi kết?
Chung sức, đồng lòng xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu Hoa Lộc
Trao tình yêu thương
Linh thiêng cột mốc
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho mùa du lịch biển 2024
[Góc nhìn]: Ngăn bạo bệnh
Tuổi trẻ và tình yêu đất nước