Người nặng lòng với nghề thêu của dân tộc Dao
Đến thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) hỏi thăm bà Phùng Thị Ân, người dân nơi đây ai cũng biết. Bà nổi tiếng là người khéo tay, thêu giỏi và luôn tâm huyết gìn giữ, phát huy nghề thêu truyền thống của ông cha.
Gần 4 thập kỷ qua, bà Phùng Thị Ân đã không ngại khó khăn, nỗ lực gìn giữ và phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Qua trao đổi chúng tôi được biết, lên 8 tuổi bà Ân đã được học cách thêu và mỗi lần được bà, được mẹ dạy nghề, bà tiếp thu rất nhanh. Vì vậy, hơn 10 tuổi bà đã thành thạo hầu hết các kỹ năng của nghề, biết tạo nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo cho sản phẩm.
Hằng ngày, bà Phùng Thị Ân vẫn miệt mài với nghề thêu truyền thống.
Lớn lên xây dựng gia đình, tuy cuộc sống bộn bề những khó khăn, nhưng bà Ân vẫn nuôi dưỡng tình yêu với nghề thêu truyền thống. Ban ngày lăn lộn với công việc đồng ruộng, mưu sinh, ban đêm bà lại ngồi miệt mài thêu thùa, tạo nên những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Theo bà Ân thì họa tiết, hoa văn trên trang phục, khăn đội đầu của người Dao đều gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao. Để hoàn thành một sản phẩm đòi hỏi người thêu không chỉ cần cù, chịu khó mà còn có tình yêu với nghề. Vì lẽ đó, bà Ân không bằng lòng với những gì đã biết mà tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao tay nghề.
Ngoài việc tự thêu những bộ trang phục truyền thống phục vụ cho gia đình và chị em trong thôn, bà Ân còn nỗ lực truyền nghề lại cho thế hệ trẻ. Bằng kinh nghiệm bản thân và tấm lòng yêu nghề, bà đã tận tình hướng dẫn các chị em trong xã học cách thêu và tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Nhờ sự chỉ dạy của bà Ân, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã tự tay thêu trang phục, các vật dụng sinh hoạt phục vụ gia đình và có sản phẩm để bán ra thị trường, nâng cao thu nhập.
Bà Phùng Thị Ân chia sẻ: Tài sản lớn nhất mà mẹ để lại cho tôi là nghề thêu. Vì vậy, dù khó khăn, vất vả tôi cũng cố gắng gìn giữ nghề. Đồng thời vừa dạy nghề, vừa tuyên truyền cho thế hệ trẻ hiểu được giá trị của nghề thêu, từ đó có trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc”.
Chị Dương Thị Phương, một trong những người ở thôn Thạch An được bà Ân truyền nghề, chia sẻ: Là con gái dân tộc Dao nhưng trước kia tôi không biết thêu. Được sự chỉ dạy của cô Ân, hiện tôi đã thêu thành thạo và có thể truyền nghề lại cho thế hệ trẻ. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng học để nâng cao tay nghề và tích cực vận động chị em trong thôn tham gia học nghề để gìn giữ bản sắc của ông cha.
Khi nói về bà Phùng Thị Ân, bà Hà Thị Huệ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cẩm Liên, cho biết: Nhiều năm qua, bà Phùng Thị Ân luôn miệt mài với nghề thêu truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra, bà còn động viên, khuyến khích thế hệ trẻ học nghề để biết và thêm yêu quý, tích cực giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao.
Xuân Anh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-07-14 11:30:00
Sản xuất rau, quả hữu cơ ở Lũng Cao
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên cho phép ông bà được nghỉ làm để trông cháu
Cùng nhau tiết kiệm
Bản tin Tài chính ngày 14/7: Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 3 triệuđồng/lượng
Chấn động: Tuyên bố tìm thấy vị trí chính xác của máy bay MH370
Nghe núi sông kể chuyện
Khi doanh nghiệp muốn “xanh”
Bản tin Tài chính ngày 13/7: Vàng tiếp đà tăng mạnh
Đẩy mạnh phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”
Vạt nắng sau mưa